Khi nhắc đến các bệnh viêm nhiễm nam khoa, ít nam giới nào biết rằng tinh hoàn cũng dễ bị tổn thương, viêm nhiễm nếu không chú ý chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Hầu hết các bệnh lý nam khoa, trong đó có bệnh về tinh hoàn đều có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của nam giới. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia có tổng hợp đầy đủ, chi tiết các bệnh về tinh hoàn, mời các bạn cùng tìm hiểu.
- Bác sĩ tư vấn nam khoa online miễn phí
- Đau tinh hoàn khám ở đâu tốt nhất?
- Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là bệnh gì?
Tinh hoàn là gì?
Bác sĩ khám nam khoa cho biết, tinh hoàn là một bộ phận nằm ở trong bìu, có kích thước trung bình khoảng 20 – 25g, nằm ở giữa dương vật và hậu môn của nam giới. Về hình dáng, tinh hoàn có hình bầu dục, dài từ 4 – 5cm, rộng 2,5cm.
Bộ phận này được cấu tạo gồm có mào tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn, túi tinh. Thông thường, tinh hoàn bao gồm tinh hoàn bên trái và tinh hoàn bên phải, thường thì tinh hoàn bên phải sẽ nặng hơn tinh hoàn bên trái.
Tinh hoàn được coi là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục của nam giới. Chức năng chính của tinh hoàn bao gồm:
Chức năng nội tiết: Trực tiếp tiết ra testosteron – một loại hormone sinh dục nam có liên quan đến các đặc tính sinh dục nam giới, giúp điều khiển các hoạt động của hệ sinh dục.
Chức năng ngoại tiết: Chủ yếu là sản xuất ra tinh trùng, thông thường cả hai tinh hoàn sẽ sản xuất ra khoảng 120 triệu tinh trùng. Tinh trùng thường được dự trữ ở ống dẫn tinh, còn lại là được dự trữ ở mào tinh hoàn.
Các bệnh về tinh hoàn thường gặp
Bệnh về tinh hoàn là các bệnh có liên quan đến tinh hoàn, xuất hiện chủ yếu ở những nam giới đang trong độ tuổi sinh sản. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về tinh hoàn, chủ yếu vẫn là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, không khoa học.
Dưới đây là tổng hợp các bệnh về tinh hoàn thường gặp ở nam giới:
1. Teo tinh hoàn
Theo bác sĩ Phòng khám nam khoa Thái Hà, teo tinh hoàn là hiện tượng một bên tinh hoàn của nam giới có kích thước nhỏ hơn so với bên tinh hoàn còn lại. Hoặc có thể là cả hai bên tinh hoàn của nam giới có kích thước nhỏ hơn so với kích thước bình thường của tinh hoàn.
Tinh hoàn bị teo có thể là do biến chứng từ bệnh quai bị hoặc do một số nguyên nhân, yếu tố khác như hormone nội tiết tố mất cân bằng, hoặc do một số bệnh lý như viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn.
Ngoài ra, thói quen sử dụng nhiều bia rượu, tuổi tác, giãn tĩnh mạch thừng tinh, các chấn thương ở tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng teo tinh hoàn.
Theo nghiên cứu, bệnh teo tinh hoàn phát triển một cách âm thầm, kín đáo trong một thời gian dài. Nếu không để ý kỹ thì hầu hết nam giới đều không biết mình mắc phải bệnh. Do đó, cần phải chú ý nhận biết các biểu hiện, triệu chứng của bệnh để kịp thời đi thăm khám, điều trị.
Nam giới có thể nhận biết mình có bị teo tinh hoàn hay không qua một số triệu chứng, biểu hiện sau:
Biểu hiện đầu tiên rất dễ để nhận biết bệnh teo tinh hoàn đó là kích thước của một hoặc cả hai bên tinh hoàn thay đổi, không đều nhau. Bệnh nhân có thể bị teo ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Khi bị teo tinh hoàn, nam giới thường ít có ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm mỗi khi yêu, dễ bị xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, thậm chí là bị rối loạn cương dương.
Tinh hoàn khi bị teo sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng, từ đó khiến quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn dù nam giới có quan hệ vợ chồng đều đặn, không sử dụng các biện pháp phòng tránh nào.
Ngoài những biểu hiện điển hình trên, nam giới còn gặp phải một số biểu hiện khác của bệnh teo tinh hoàn như đau ở tinh hoàn, tinh hoàn mềm hơn bình thường, khối lượng cơ bắp giảm, phần lông, râu kém phát triển, buồn nôn, mệt mỏi…
Nhìn chung, teo tinh hoàn do thói quen sinh hoạt có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn so với nguyên nhân do bệnh lý. Tuy nhiên, nam giới nếu chủ quan không đi chữa trị ngay sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hormone giới tính rối loạn, ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc gia đình, đặc biệt là tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
2. Sa tinh hoàn
Sa tinh hoàn là một trong những bệnh lý về tinh hoàn, tức là tình trạng lớp da bìu của tinh hoàn giãn xuống một cách bất thường, thường giãn hơn so với dương vật. Khi nam giới ngồi, phần da này khó ôm gọn tinh hoàn như trạng thái bình thường.
Căn bệnh này có thể gặp ở nam giới trong mọi độ tuổi khác nhau. Khi mắc phải bệnh, tùy vào điều kiện môi trường bên ngoài, trạng thái sinh lý mà tinh hoàn có thể bị giãn xuống với một mức độ nhất định.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sa tinh hoàn là do nhiệt độ, cụ thể hơn thì vào những ngày giá lạnh, tinh hoàn có xu hướng săn lại, còn vào những ngày nóng nực, tinh hoàn sẽ giãn ra.
Ngoài ra, bệnh cũng do các tổn thương ở màng tinh hoàn, chiều dài của tinh hoàn lớn, do phần da bìu ở tinh hoàn rộng hơn so với bình thường. Hoặc do nam giới mắc phải một số bệnh lý như viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, ung thư tinh hoàn…
Có thể nhận biết bệnh sa tinh hoàn qua những dấu hiệu, triệu chứng sau:
Phần da bìu bị giãn xuống nhưng không co lại được. Thậm chí, phần bìu không thể co lại dù trong thời tiết lạnh.
Phần da bìu lỏng lẻo, không săn chắc như bình thường.
Ở một bên bìu có dấu hiệu sưng to, có thể thấy một khối phồng nổi lên.
Có cảm giác đau ở phần tinh hoàn kèm cảm giác nặng, khó chịu ở bụng dưới.
Kích thước phần bìu to lên mỗi khi nam giới vận động, làm việc nặng, đi lại nhiều.
Bệnh sa tinh hoàn không chỉ làm cản trở đến sinh hoạt, cuộc sống mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của nam giới. Tình trạng này kéo dài còn khiến lượng testosterone giảm đi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới.
3. Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn (Undescended testis) là hiện tượng tinh hoàn ở nam giới sau khi được hình thành không nằm ở bìu mà lại nằm ở bất kỳ vị trí nào khi đang trên đường di chuyển như ổ bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông…
Thông thường, khi trẻ em nam được 3 tuổi, tinh hoàn sẽ tự động đi xuống bìu vào nằm tại đó. Trường hợp tinh hoàn không nằm trong bìu khi trẻ nam được 6 tháng tuổi thì cần phải điều trị ngay.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tinh hoàn ở nam giới như do sự phát triển không bình thường của dây chằng nối giữa bìu và tinh hoàn, hormone nam Testosterone bị rối loạn hoặc có thể là do hội chứng rối loạn tuyến yên – tuyến sinh dục – trục hạ đồi…
Các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh tinh hoàn ẩn ở nam giới trưởng thành bao gồm:
Không thấy có tinh hoàn ở bìu, hoặc có thể sờ thấy có khối u nổi lên ở vùng ống bẹn.
Phần bìu kém phát triển hơn so với bình thường, bìu càng kém phát triển khi hiện tượng tinh hoàn ẩn càng cao.
Bệnh nhân chỉ sờ thấy có một bên tinh hoàn do:
Tinh hoàn co rút: Tinh hoàn dễ di chuyển xuống bìu khi kiểm tra, thăm khám.
Tinh hoàn ẩn mắc phải hay tinh hoàn đi lên: Là hiện tượng tinh hoàn di chuyển vào bẹn và dùng tay cũng không thể kéo tinh hoàn đi về bìu được.
Bệnh tinh hoàn ẩn ở nam giới trưởng thành nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, thậm chí là dẫn đến hoại tử, ung thư tinh hoàn đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản, tính mạng.
4. Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn (tên gọi khác là xoắn thừng tinh) là hiện tượng các mạch máu ở tinh hoàn bị xoắn lại khiến máu khó lưu thông đến khu vực tinh hoàn, từ đó khiến tinh hoàn dễ bị teo lại, nhiễm khuẩn, thậm chí là bị hoại tử.
Bệnh này có thể gặp ở mọi nam giới, tuy nhiên gặp nhiều ở những nam giới trong độ tuổi từ 12 – 20 và ở những trẻ sơ sinh nam. Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau như xoắn tinh hoàn ngoài, xoắn tinh hoàn nhẹ, xoắn phần phụ tinh hoàn, xoắn tinh hoàn nội mạc.
Xoắn tinh hoàn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bẩm sinh, do tình trạng tinh hoàn ẩn hoặc do các chấn thương ở tinh hoàn, thói quen mặc quần lót chật chội, bí bách. Ngoài ra, cũng có thể là do yếu tố tuổi tác, phát triển nhanh trong thời kỳ dậy thì.
Khi bị xoắn tinh hoàn, nam giới sẽ có một số dấu hiệu, triệu chứng như:
Xuất hiện cơn đau dữ dội ở một hoặc 2 bên tinh hoàn.
Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Hai bên tinh hoàn có sự chênh lệch rõ rệt, có bên cao có bên lại thấp.
Phần tinh hoàn bị xoắn thường to hơn so với bên còn lại, có màu đỏ đậm, đỏ hoặc nâu đỏ.
Vùng bìu sưng to bất thường. Có khối u lạ ở bên trong túi bìu.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm xuất tinh ra máu, tiểu tiện khó khăn, đau bụng dưới, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, sốt, chóng mặt…
Bệnh xoắn tinh hoàn là căn bệnh diễn ra rất nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm, nếu nam giới không đi thăm khám, điều trị kịp thời thì sẽ phải đối mặt với biến chứng teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn, thậm chí là phải cắt bỏ tinh hoàn và mất khả năng khả năng sinh sản.
5. Viêm tinh hoàn
Trong các bệnh về tinh hoàn, viêm tinh hoàn cũng là một căn bệnh điển hình thường gặp ở nam giới. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm tinh hoàn là do Paramyxovirus – một loại virus gây bệnh quai bị gây ra. Bệnh quai bị là căn bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên từ 6 – 10 tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm thì có thể biến chứng thành viêm tinh hoàn ở nam giới.
Ngoài ra, bệnh viêm tinh hoàn cũng bắt nguồn từ thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn khiến một số loại vi khuẩn như vi khuẩn lậu, Chlamydia… tấn công vào tinh hoàn gây viêm nhiễm. Hoặc có thể là do hậu quả từ một số bệnh lý mà nam giới mắc phải như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…
Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm tinh hoàn rất dễ để nhận biết, cụ thể như:
Xuất hiện cảm giác đau nhức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Cơn đau diễn ra lúc âm ỉ, lúc lại dữ dội tùy vào mức độ của bệnh.
Cơn đau có thể lan sang bụng dưới, vùng bẹn, hai bên đùi khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá nhiều.
Tinh hoàn có dấu hiệu sưng to, vùng da bìu tấy đỏ và căng bóng lên bất thường.
Có dấu hiệu phù nề ở bộ phận sinh dục, thậm chí là khi ấn vào sẽ thấy khu vực này cứng, có nhiều khối u sưng lên.
Đôi khi, có cơn đau rát ở tinh hoàn và cơn đau rát thường hết trong 1 ngày.
Lượng tinh dịch mỗi lần xuất ra không nhiều, thường ở dạng loãng. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, trong tinh dịch thường có lẫn máu.
Ngoài ra, nam giới cũng có thêm các dấu hiệu khác của bệnh viêm tinh hoàn như buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu ở bụng, sốt, chán ăn…
Bệnh viêm tinh hoàn ngay khi ở mức độ nhẹ mà không chữa trị sớm thì sẽ nhanh chóng chuyển sang mức độ nặng với nhiều biến chứng như hoại tử, nhiễm khuẩn tinh hoàn, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là ung thư tinh hoàn… ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản.
6. Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng viêm ở khu vực mào tinh hoàn do các tác nhân qua đường tình dục, nhiễm khuẩn, trực khuẩn lao, vi khuẩn lậu, neisseria gonorrhoeae… gây ra.
Bệnh viêm mào tinh hoàn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có đến 80% các trường hợp là do tình trạng nhiễm khuẩn từ niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt… và do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nghiên cứu cho biết, bệnh viêm mào tinh hoàn thường gặp ở những nam giới trong độ tuổi từ 20 – 40. Đặc biệt, bệnh gặp nhiều ở những nam giới từng làm các phẫu thuật ở đường tiết niệu, đặt ống thông tiểu, bị dài/hẹp bao quy đầu nhưng không cắt bao quy đầu, không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Nếu để ý, người bệnh sẽ thấy có một số biểu hiện của bệnh viêm mào tinh hoàn như:
Phần bìu tinh hoàn sưng lên, có cảm giác nóng rát.
Có cảm giác đau tức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Bên tinh hoàn đau thường lệch sang một bên, cơn đau tăng lên mỗi khi đi đại tiện.
Dương vật chảy ra nhiều dịch mủ lạ.
Đau mỗi khi xuất tinh, khi giao hợp. Thậm chí là có máu trong tinh dịch.
Khó chịu, đau tức ở vùng bụng dưới, vùng bẹn, vùng xương chậu.
Các biểu hiện khác đi kèm như nổi nhiều hạch bạch huyết ở bẹn, có cảm giác ớn lạnh, người mệt mỏi, sốt, tiểu buốt, đau khi đi tiểu, tiểu khó, đi tiểu liên tục.
Như nhiều bệnh lý về tinh hoàn khác, viêm mào tinh hoàn là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu nam giới không chủ động đi chữa trị sớm thì sẽ dễ gặp phải nhiều tác hại nghiêm trọng như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, áp xe bìu… làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
7. Tràn dịch màng tinh hoàn
Đây cũng là một trong những các bệnh về tinh hoàn ở nam giới, thực chất là hiện tượng dịch, mủ hoặc máu tích tụ lại bên trong túi tinh, nằm cạnh tinh hoàn. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc thậm chí là cả hai bên tinh hoàn khiến bộ phận này sưng to bất thường.
Bệnh lý này được chia thành 2 dạng chính:
Tràn dịch màng tinh hoàn giao tiếp: Là hiện tượng túi chứa phần dịch ứ đọng không đóng, dịch khi đó sẽ di chuyển khắp khu vực bìu.
Tràn dịch màng tinh hoàn không giao tiếp: Là hiện tượng túi chứa dịch ứ đọng đóng lại. Dịch khi đó sẽ không thể di chuyển quanh khu vực bìu và thường ở trong túi.
Căn bệnh này có thể gặp ở nam giới với mọi độ tuổi khác nhau, kể cả là ở trẻ em nam dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, những nam giới trên 40 tuổi thường là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở nam giới là do một số bệnh lý ung thư tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, thận hư, các chấn thương vùng bìu… làm tổn thương màng tinh hoàn và gây ra ứ đọng mủ, dịch.
Ngoài ra, bệnh cũng có một số loại vi khuẩn khác gây ra như: Tụ cầu, vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao, vi khuẩn E. coli, chủng liên cầu, giang mai…
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh tràn dịch màng tinh hoàn mà nam giới cần chú ý để đi thăm khám ngay:
Phần bìu có hiện tượng sưng lên, có dấu hiệu sa xuống dưới, da bìu mỏng và căng bóng. Khi soi đèn vào còn thấy rõ các mạch máu ở bên trong.
Tinh hoàn có thể sưng to, có cảm giác đau hoặc cảm nhận được tinh hoàn cứng như đá.
Khi bệnh tiến triển nặng, cả phần tinh hoàn lẫn mào tinh hoàn sưng tấy.
Có cảm giác đau ở tinh hoàn, vùng bìu bẹn do có dịch mủ ứ đọng ở bên trong.
Cơn đau có thể diễn ra dữ dội, có thể diễn ra âm ỉ, đôi khi có thể là đau quặn thắt từng cơn.
Ở trẻ nhỏ khi bị tràn dịch màng tinh hoàn thường khó để nhận biết. Trẻ khi mắc phải bệnh thường bị buồn nôn, sốt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Do đó, khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.
Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn nếu được phát hiện, điều trị sớm thì sẽ giúp nam giới tránh được những biến chứng của bệnh. Ngược lại, nếu chủ quan chữa trị muộn sẽ khiến nam giới phải đối mặt với nguy cơ sa tinh hoàn, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu và khả năng sinh sản cũng giảm đi.
8. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (tên gọi khác là giãn tĩnh mạch tinh hoàn) là bệnh lý xảy ra khi các tĩnh mạch ở bên trong thừng tinh căng giãn bất thường, hậu quả là làm tinh hoàn bị chảy xệ, đồng thời dễ gây ra tình trạng sưng viêm tại khu vực này.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể gặp ở tinh hoàn bên phải, tinh hoàn bên trái hoặc ở cả hai bên tinh hoàn. Tuy nhiên, tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái tinh hoàn (chiếm đến hơn 90% các trường hợp).
Bệnh xảy ra chủ yếu là do hệ thống các van tĩnh mạch bị suy yếu khiến máu khó lưu thông, lưu thông không đều đặn. Khi phần tĩnh mạch có quá nhiều máu chảy về sẽ dễ làm tắc nghẽn, từ đó khiến các tĩnh mạch tinh bị giãn, xoắn lại với nhau.
Ngoài ra, bệnh cũng do thói quen ngồi, đứng quá lâu của nam giới hoặc do các cấu trúc của tĩnh mạch không bình thường từ khi nam giới sinh ra.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh mới nhận thấy những dấu hiệu của bệnh như là:
Phần bên trên của tinh hoàn có dấu hiệu sưng to bất thường.
Có cảm giác đau nhức khó chịu ở tinh hoàn, đặc biệt là mỗi khi bệnh nhân lao động, vận động mạnh.
Xuất hiện u cục cứng lạ ở tinh hoàn.
Vùng da bìu căng bóng, có thể quan sát thấy có các tia sợi màu đỏ gạch hoặc màu tím.
Ở vùng bìu có dấu hiệu nhăn nheo, nhão lại và chảy xệ xuống. Một số trường hợp có thể sờ thấy có búi giống sợi mì ở gốc dương vật.
Nổi nhiều hạch ở hai bên bẹn khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi đi lại, vận động.
Các triệu chứng kèm theo đó là tiểu ít, tiểu đau, có cảm giác mắc tiểu thường xuyên, tiểu buốt, đau nhức mỗi khi giao hợp, luôn có cảm giác căng nóng ở da bìu…
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không chữa trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho nam giới, có thể khiến tinh hoàn kém phát triển, gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi.
9. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn cũng là một bệnh về tinh hoàn ở nam giới, tuy khá hiếm gặp nhưng lại là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời. Căn bệnh này chỉ chiếm khoảng 5% các bệnh ung thư ở đường sinh dục – tiết niệu ở nam giới.
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ở trong các mô của tinh hoàn phát triển một cách bất thường, vượt quá mức độ cho phép. Khi đó, dễ hình thành nên một khối u bất thường ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn (trường hợp này hiếm gặp hơn).
Theo nghiên cứu, ung thư tinh hoàn gặp nhiều ở những nam giới trong độ tuổi từ 20 – 35. Ngoài ra, nam giới có ông, bố mắc bệnh ung thư tinh hoàn cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh.
Giống với các bệnh ung thư khác, ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao từ 60 – 95% nếu kịp thời thăm khám, chữa trị. Còn nếu không chữa trị, khối u dễ dàng di căn sang các khu vực, cơ quan khác trong cơ thể và đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Bệnh phát triển qua 3 giai đoạn chính bao gồm:
Giai đoạn 1: Khối u ác tính lúc này đã cư trú ở tinh hoàn.
Giai đoạn 2: Tế bào ác tính đã di chuyển và xâm nhập được vào các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như thận, bàng quang, tuyến tiền liệt… và gây nên nhiều biến chứng.
Phần lớn các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu cho rằng bệnh bắt nguồn từ hiện tượng tinh hoàn ẩn (chiếm đến 80 – 85% các trường hợp).
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn cũng bắt nguồn từ một số yếu tố như: Do nam giới có tiền sử bị viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, quai bị, thoát vị bẹn…
Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm:
Vùng bìu có cảm giác nặng nề, sưng to và chảy xệ hơn so với bình thường.
Xuất hiện một khối u nhỏ ở bên trong tinh hoàn. Giai đoạn đầu, khối u có kích thước bằng hạt đậu, vào giai đoạn sau khối u tăng lên nhanh chóng.
Có khối u cứng bất thường có thể đau hoặc không đau ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Xuất hiện cơn đau đột ngột ở tinh hoàn, vùng bìu, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực xung quanh và vú.
Phần tinh hoàn có sự thay đổi bất thường, có thể một bên tinh hoàn săn chắc hơn hoặc kém phát triển hơn bên tinh hoàn còn lại.
Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và vùng bẹn, vùng háng.
Phần bìu hoặc tinh hoàn nặng lên do có lượng chất lỏng tích tụ lại ở trong bìu.
Các triệu chứng khác bao gồm đau ngực, sưng ở một hoặc hai bên chân, tinh hoàn có dấu hiệu co lại, cân nặng giảm nhanh chóng, khó thở, đau lưng dưới, ho ra máu…
Với bệnh ung thư tinh hoàn, cách điều trị còn căn cứ vào giai đoạn ung thư, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, phẫu thuật bỏ các hạch bạch huyết, xạ trị… cho bệnh nhân.
Có thể thấy, các bệnh về tinh hoàn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cuộc sống và khả năng sinh sản. Do đó, nam giới cần đi thăm khám, điều trị ngay khi thấy bất kỳ một dấu hiệu nào bất thường ở tinh hoàn.
Như vậy, bài viết này đã tổng hợp các bệnh về tinh hoàn để giúp mọi người có thể nắm rõ hơn. Nếu muốn tư vấn, giải đáp cụ thể hơn về các vấn đề có liên quan, nam giới có thể nhấp vào khung chat trực tuyến trên website này.