Bệnh xã hội đều là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người. Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin chi tiết về các bệnh xã hội phổ biến và dấu hiệu nhận biết, mời các bạn cùng tìm hiểu.
- Khám bệnh xã hội ở đâu uy tín tốt tại Hà Nội?
Bệnh xã hội là gì? Nguyên nhân
Bệnh xã hội là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, hầu hết chúng có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người này sang người khác. Những căn bệnh này đều có tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người mắc phải.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 1 triệu ca nhiễm các bệnh xã hội trên thế giới mỗi ngày. Con số này có thể tăng lên từng ngày, từng tháng, từng năm và là mối lo ngại của toàn xã hội.
Các bác sĩ Phòng khám Thái Hà cho biết, phần lớn các bệnh xã hội thường có chung một đặc điểm, đó là lây nhiễm qua những con đường sau:
Quan hệ tình dục không an toàn, thực hiện giao hợp qua đường miệng, đường âm đạo, đường hậu môn. Khi giao hợp, niêm mạc ở bộ phận sinh dục sẽ dễ bị tổn thương, trầy xước, từ đó dễ dàng khiến các loại vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh.
Do vô tình tiếp xúc với mầm bệnh qua các vết xước, vết thương hở... cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh xã hội.
Đối với những phụ nữ đang mang thai, nếu không may mắc phải bệnh xã hội thì cũng có thể lây nhiễm sang cho thai nhi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Lây nhiễm qua việc truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm của người mắc bệnh xã hội không được vô trùng sạch sẽ.
Ngoài ra, bệnh xã hội cũng dễ dàng lây nhiễm qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như: Đồ lót, khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm…
Bệnh xã hội cần phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với tâm lý, sức khỏe, tính mạng của con người.
Chính vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu, biểu hiện bất thường thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm, sau đó sẽ chẩn đoán chính xác loại bệnh xã hội mà mình mắc phải, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.
Các bệnh xã hội phổ biến và dấu hiệu nhận biết
Hiện nay, có đến hơn 20 loại bệnh xã hội khác nhau, tương ứng với các dấu hiệu khác nhau. Trong đó thường gặp phải là những loại bệnh xã hội như: lậu, sùi mào gà, giang mai, Chlamydia, mụn rộp, HIV.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra, được phát hiện vào năm 1897. Vi khuẩn này có hình giống hạt cà phê, thường sắp thành từng cặp nên có tên gọi là song cầu khuẩn lậu.
Đây là một căn bệnh nhiễm khuẩn, vi khuẩn lậu thường được tìm thấy tại những vị trí ấm áp, kín đáo, điển hình là ở khoang miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn... Vi khuẩn lậu có khả năng phân chia nhanh chóng và rất dễ lây nhiễm sang cho người khác, tỉ lệ nhiễm bệnh sau 1 lần quan hệ với người mang vi khuẩn lậu có thể lên đến 90%.
Đối tượng thường mắc phải bệnh lậu là những người trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình. Ngoài ra, người thường xuyên dùng chung bơm kim tiêm, có tiếp xúc với vết thương hở của bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh lậu.
Phần lớn nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua một số nguyên nhân khác như lây nhiễm từ mẹ sang con, dùng chung khăn tắm, đồ lót, khăn mặt… với người bệnh.
Thường thì thời gian ủ bệnh lậu diễn ra khá ngắn, chỉ từ 2 – 7 ngày. Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bắt đầu nhận thấy mình có các biểu hiện, dấu hiệu đặc trưng của bệnh lậu như:
Có cảm giác sưng, nhức, ngứa ngáy rất khó chịu kèm biểu hiện phù nề ở miệng sáo.
Lỗ niệu đạo sưng đỏ, ngứa ngáy, có biểu hiện điển hình là chảy mủ giống nhựa chuối, thường chảy ra vào mỗi buổi sáng sớm. Mủ thường có màu vàng hoặc màu xanh ở lỗ niệu đạo.
Đau nhức ở đầu dương vật, khu vực tinh hoàn, bìu.
Đau dọc niệu đạo kéo thẳng xuống vùng bụng dưới, đau ở vùng sống lưng.
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, đau rát mỗi khi đi tiểu. Dòng nước tiểu yếu, nóng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, nước tiểu có màu đục, đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.
Đau, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh, nhiều trường hợp có biểu hiện xuất tinh ra máu.
Người mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, chán ăn, đau nhức người, suy nhược, nổi hạch dày đặc ở bẹn, sưng đau khi có hạch…
Ngoài ra, một số nam giới cũng có các biểu hiện tương tự như dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…
Bệnh lậu ở nam giới nếu chủ quan, kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…, thậm chí là gây ra tình trạng nhiễm trùng máu cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Khu vực âm đạo, âm hộ có dấu hiệu sưng viêm, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu.
Nhiều trường hợp có dịch mủ từ cổ tử cung, niệu đạo chảy ra.
Cổ tử cung, âm đạo chảy nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu vàng, màu xanh, đôi khi có màu nâu kèm theo mùi hôi tanh.
Thăm khám phụ khoa thấy cổ tử cung, âm đạo có biểu hiện sưng đỏ, tấy, có nhiều mảng lớn bám vào thành âm đạo, cổ tử cung. Một số trường hợp cũng có biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung.
Đau đớn, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục, một số trường hợp bị chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.
Chảy máu bất thường không trong chu kỳ kinh, ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh kéo dài…
Gặp phải các biểu hiện của tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu. Dòng nước tiểu mỏng, nước tiểu có màu đục, trong nước tiểu có máu đi kèm.
Đau âm ỉ, khó chịu ở quanh khu vực xương chậu, đau bụng dưới, cơn đau có thể lan đến vùng sống lưng, niệu đạo.
Các biểu hiện đi kèm bao gồm: Sốt, người mệt mỏi, chán ăn, suy giảm ham muốn tình dục, nôn mửa, ớn lạnh, nổi nhiều hạch…
Có khoảng 50 – 80% trường hợp bệnh lậu ở nữ giới không có biểu hiện hoặc các biểu hiện không dễ dàng. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nên không đi thăm khám, chữa trị.
Lậu ở nữ giới để lâu có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và dễ gây viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tắc vòi trứng… làm ảnh hưởng đến việc thụ thai, thậm chí là dễ dẫn đến chửa ngoài tử cung đe dọa đến tính mạng.
Sùi mào gà
Sùi mào gà (tên gọi khác là bệnh mồng gà) là bệnh xã hội do virus HPV – tên tiếng anh đầy đủ là Human papilloma virus gây ra. Loại virus này có tốc độ lây nhiễm cao và có thể tấn công nhanh chóng vào niêm mạc da.
Virus HPV chủ yếu xâm nhập vào niêm mạc da chứ không tấn công vào các cơ quan, nội tạng trong cơ thể. Biểu hiện chính của bệnh là những nốt sùi không đau, không ngứa nên phần lớn những người mắc phải thường chủ quan không đi thăm khám.
Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở cả nam giới, nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao gặp nhiều ở những người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ với nhiều bạn tình, người quan hệ với người hành nghề mại dâm.
Cũng như các bệnh xã hội khác, sùi mào gà có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như: Lây nhiễm qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con, lây qua việc tiếp xúc với vết thương hở hoặc dùng chung đồ dùng của bệnh nhân.
Thường thì sau thời gian ủ bệnh là từ 2 – 9 tháng, đôi khi nhiều trường hợp do có sức đề kháng kém, chỉ sau từ 2 – 3 tuần sau khi quan hệ tình dục không an toàn đã có các biểu hiện, triệu chứng sùi mào gà như:
Xuất hiện các tổn thương do virus HPV gây ra là những u nhú, nốt sùi, nốt sẩn có hình tròn hoặc hình đĩa bẹt, có màu hồng tươi, có cuống hoặc có chân nhú lên bề mặt da. Các nốt sùi có kích thước từ 1 – 2mm tùy vào từng trường hợp.
Những nốt sùi này có bề mặt thô ráp, sần sùi khi chạm vào và không gây đau đớn, không ngứa ngáy và thường mọc rải rác hoặc mọc thành nhiều cụm nhỏ với nhau.
Sùi mào gà ở nam thường xuất hiện tại dương vật, thân dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, vùng dưới bìu, niệu đạo, các nếp gấp ở bẹn, đùi…
Đối với nữ giới, các nốt sùi thường mọc tại âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, tầng sinh môn, màng trinh, lỗ tiểu…
Các nốt sùi sau một thời gian sẽ phát triển, liên kết mạnh mẽ lại với nhau và tạo thành từng mảng, từng chùm to trông giống hoa mào gà hoặc cái súp lơ.
Khi vô tình chạm vào các nốt sùi này sẽ thấy các nốt sùi vỡ ra, dẫn đến chảy máu, tiết nhiều dịch có mùi hôi tanh khó chịu.
Nhiều trường hợp có các nốt sùi phát triển một cách nhanh chóng, có thể thấy nhiều cụm mọc lởm chởm, thô nhám.
Bệnh nhân có thêm các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục, ham muốn tình dục, nổi hạch dày đặc ở bẹn, chán ăn, suy nhược, sút cân, khó khăn mỗi khi đi lại, vận động…
Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng
Ngoài ra, nếu mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân còn có các biểu hiện như:
Có nhiều nốt sùi ở khoang miệng, họng, lưỡi.
Các nốt sùi khi phát triển lan rộng sang các khu vực khác thường nhô lên trông giống hoa mào gà.
Bề mặt các mụn ẩm ướt, ấn vào thấy chảy ra mủ, không đau đớn, ngứa ngáy.
Xuất hiện nhiều mảng màu trắng ở xung quanh miệng.
Có cảm giác tê rát khó chịu ở lưỡi, đau mỗi khi nuốt thức ăn, sưng đau ở hàm, nổi nhiều hạch bạch huyết.
Cảm thấy khó khăn, đau đớn khi nhai nuốt thức ăn.
Biểu hiện sùi mào gà ở hậu môn
Mọc nhiều mụn thịt có màu hồng nhạt, bề mặt mềm, nhô cao nằm rải rác ở khu vực hậu môn, thậm chí là mọc các nốt mụn ở trong ống hậu môn.
Cảm thấy vướng víu, khó chịu ở hậu môn.
Đau rát, ngứa ngáy ở xung quanh hậu môn.
Nếu có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, các nốt sùi dễ vỡ ra và dẫn đến viêm nhiễm.
Bệnh sùi mào gà không chỉ có tính lây nhiễm cao, dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm mà nó còn có thể biến chứng thành ung thư dương vật (ở nam giới), ung thư cổ tử cung (ở nữ giới), ung thư vòm họng, ung thư hậu môn… cực kỳ nguy hiểm nếu chủng HPV gây ra là 16, 18.
Giang mai
Bệnh giang mai (Syphilis) là một loại bệnh truyền nhiễm do tác nhân chính là Treponema pallidum gây ra. Đây là một loại xoắn khuẩn nhạt màu có từ 8 – 11 vòng xoắn lượn đều, có tính di động, có thể nhìn thấy trên kính hiển vi nền đen.
Cũng như các bệnh xã hội khác, bệnh giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Một số con đường khác cũng có thể làm lây nhiễm bệnh như lây từ mẹ sang con, lây qua việc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.
Được ví là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong các loại bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra nhiều thương tổn trên khắp cơ thể. Nó còn tấn công vào các cơ quan, tổ chức quan trọng trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Ở giai đoạn đầu, xoắn khuẩn giang mai có thể không gây ra vấn đề bất thường nào. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để xoắn khuẩn tấn công nhanh chóng vào cơ thể và gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn của bệnh lại có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Giang mai giai đoạn 1
Khoảng từ 3 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, bệnh nhân bắt đầu có các tổn thương gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường có các đặc điểm như:
Chủ yếu là dạng viêm loét có kích thước từ 0, 3 đến 3cm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, dạng nông, nhẵn và có bờ đều đặn.
Săng giang mai thường có màu đỏ tươi, có nền cứng, không gây đau đớn, không gây ngứa ngáy, đáy vết loét thâm nhiễm cứng.
Khi nặn các vết loét còn thấy có dịch mủ, bên trong mủ này thường chứa nhiều xoắn khuẩn.
Hạch vùng bẹn nổi nhiều, hạch thường cứng, sưng to nhưng không gây đau. Thường có một hạch to nhất gọi là hạch chúa. Hạch có tính di động, thể rắn, không dính vào nhau, không chứa mủ.
Săng giang mai thường thấy ở bộ phận sinh dục như bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, miệng sáo, bìu, lỗ niệu đạo… (ở nam giới), môi nhỏ, môi lớn, mép âm hộ… Ngoài ra còn thấy ở xung quanh miệng, môi, lưỡi, hậu môn, trực tràng.
Các tổn thương, biểu hiện do xoắn khuẩn gây ra sẽ tự biến mất trong khoảng 3 – 6 tuần kể cả khi bệnh nhân không đi thăm khám, chữa trị. Vì lẽ đó mà có nhiều người cho rằng bệnh tự khỏi, thực chất là vi khuẩn lúc này đã tấn công sâu vào cơ thể.
Giang mai giai đoạn 2
Giang mai giai đoạn 2 thường xảy ra từ 4 – 10 tuần sau khi có giang mai giai đoạn 1. Bệnh nhân gặp phải rất nhiều triệu chứng khác nhau ở giai đoạn này của bệnh giang mai như:
Nổi nhiều nốt ban mọc đối xứng, có màu hồng hoặc màu hồng tím giống như những cánh hoa đào (thường gọi là đào ban).
Những nốt ban này nếu ấn vào thì mất đi, nhạt màu, không nhô cao trên bề mặt da, không bong vảy, có thể tự mất đi.
Vị trí thường thấy các nốt ban là ở bụng, ngực, 2 mạn sườn, tứ chi, thậm chí là ở khắp cơ thể.
Đào ban thường tồn tại trong cơ thể từ 1 – 3 tuần, sau đó chuyển màu nhạt rồi mất đi dù không được điều trị.
Đối với những người nếu có uống rượu, bia trong thời gian bị giang mai giai đoạn này còn thấy có biểu hiện nổi nhiều nốt sẩn gây đau đớn, khó chịu.
Một số trường hợp còn có các nốt phỏng nước, các mảng sẩn hay các vết loét ở niêm mạc và da với nhiều kích thước khác nhau như: Đinh ghim, hạt đỗ, có viền da ở xung quanh, dễ bong vảy.
Các triệu chứng đi kèm thường gặp ở giai đoạn này bao gồm: Đau họng, chán ăn, ăn không ngon, đau đầu, sốt, người mệt mỏi, sụt cân, đau nhức xương khớp, rụng tóc.
Giai đoạn này cũng có biểu hiện viêm hạch lan tỏa, hạch thường thấy ở dưới hàm, nách, bẹn, cổ. Hạch có các đặc điểm như không đau, không đều, trong hạch chứa nhiều xoắn khuẩn.
Ở một số trường hợp hiếm gặp còn có thêm biểu hiện viêm màng xương, viêm gan, thận, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc kẽ, viêm khớp, viêm dây thần kinh thị giác.
Các triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 thường tự khỏi nên bệnh nhân vẫn lầm tưởng là bệnh tự khỏi nên không đi thăm khám, chữa trị.
Giang mai giai đoạn 3
Giang mai ở giai đoạn này được gọi là giang mai giai đoạn tiềm ẩn do ở giai đoạn này hầu như không có bất kỳ triệu chứng, biểu hiện nào. Ở giai đoạn này được chia thành 2 loại:
Thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm
Thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm
Thường thì ở giai đoạn này, nếu tiến hành xét nghiệm huyết thanh thì bệnh nhân mới biết mình mắc bệnh giang mai.
Giang mai giai đoạn cuối
Theo nghiên cứu, giai đoạn cuối của bệnh giang mai xuất hiện từ 3 – 15 năm kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Ở giai đoạn này chia thành 3 hình thức khác nhau bao gồm:
*Củ giang mai và gôm giang mai
Củ giang mai
Là những thương tổn ở trung bì, có màu đỏ hơi ngả sang tím, kích thước bằng hạt ngô, có hình cầu hoặc mặt phẳng, không đối xứng và thường mọc với số lượng nhỏ ở các chi, phần lưng.
Các củ nổi hẳn lên bề mặt da, trơn, có đường kính khoảng 2 – 20mm, mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám, phân bố thành hình cung hoặc hình nhẫn, đôi khi có kiểu vòng vèo.
Một số trường hợp, các củ giang mai phát triển sang các khu vực lân cận, có dấu hiệu viêm loét và đóng vảy giống như họa tiết đen, khó lành lại và thường để lại sẹo.
Gôm giang mai
Gôm giang mai thường là một thương tổn đặc trưng ở giai đoạn này.
Đây thực chất là những cục cứng ở dưới da, khi sờ vào có cảm giác giống như hạch. Khi các cục này phát triển to, dễ vỡ ra và chảy nhiều dịch giống nhựa cao su. Hình thành nên các vết loét, để lại sẹo sau khi thành da non.
Các vị trí thường thấy có gôm đó là đùi, mặt, mông, vùng trên ngực… Ngoài ra còn thấy mọc ở vòm miệng, môi, lưỡi, miệng, mũi hoặc bất kỳ vị trí nào.
4 giai đoạn của gôm giang mai:
Giai đoạn cứng: Là một khối rắn, có hình tròn, thường có ranh giới rõ ràng ở dưới da.
Giai đoạn mềm: Thường dính vào da khiến da có màu đỏ, không có tính di động.
Giai đoạn loét: Gôm thường có dấu hiệu vỡ ra, ở dạng dính giống như gôm, có bờ tròn đều.
Giai đoạn thành sẹo: Khi hết mủ, các củ gôm thường để lại sẹo ở da.
*Giang mai tim mạch
Giang mai tim mạch thường xảy ra sau 10 – 30 năm kể từ khi bệnh nhân nhiễm bệnh giang mai. Một số biến chứng điển hình của giang mai tim mạch là:
Viêm động mạch chủ
Phình động mạch
Hở động mạch chủ
Ngoài ra, bệnh còn dễ gây đột quỵ cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
*Giang mai thần kinh
Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã tấn công sâu vào tủy sống và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: Viêm màng não, rối loạn tâm thần, bại liệt, đột quỵ, ảo giác, trầm cảm, nhiễm trùng, thậm chí là dẫn đến tử vong…
Chlamydia
Đây là một bệnh nhiễm trùng lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Theo nghiên cứu, có đến 2, 86 triệu ca nhiễm căn bệnh này mỗi năm và con số này tăng lên khá nhiều.
Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ. Đối với nam giới thường dễ mắc bệnh Chlamydia ở dương vật, niệu đạo, trực tràng. Còn ở nữ giới thường dễ bị nhiễm bệnh ở cổ tử cung, cổ họng, trực tràng.
Theo nghiên cứu thì có đến 70 – 80% các trường hợp nhiễm bệnh do chlamydia gây ra không có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào. Chỉ đến khi bệnh nhân đi thăm khám, làm các xét nghiệm thì mới biết mình nhiễm bệnh.
Các biểu hiện, triệu chứng do chlamydia gây ra bao gồm:
Tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, đi tiểu bỏng rát.
Sưng đau, nhức ở bộ phận sinh dục.
Ở nam giới, xuất hiện nhiều dịch có màu trắng đục, màu vàng ở đầu dương vật. Dịch thường chảy ra vào mỗi sáng sớm khi nam giới thức dậy. Có cảm giác sưng, đau nhức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Đối với nữ giới, âm đạo tiết nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi kèm màu sắc bất thường, chảy máu bất thường sau khi giao hợp, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt. Thường có các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
Đau nhức ở vùng bụng dưới, đau ở vùng hạ vị.
Bệnh do Chlamydia gây ra nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, khả năng sinh sản của người mắc phải.
Mụn rộp sinh dục
Bệnh mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HSV (Herpes simplex) gây ra, bệnh cũng có tên gọi khác là Herpes sinh dục. HSV là một loại virus có kích thước khoảng 200nm, di truyền theo ADN là chủ yếu.
Virus HSV có thể xâm nhập vào cơ thể qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Hoặc cũng có thể xâm nhập qua việc dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh.
Sau khi virus HSV tấn công vào cơ thể khoảng 3 – 7 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục như:
Có cảm giác nóng rát, sưng tấy rất khó chịu tại những khu vực có virus HSV tấn công.
Xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, có mủ trắng. Ban đầu, các mụn này thường mọc riêng lẻ, sau một thời gian thì nhanh chóng lan rộng và thường mọc thành từng mảng trông giống chùm nho.
Nếu không được xử lý, các mụn này dễ vỡ ra, tạo thành các vết loét gây đau nhức, ngứa ngáy rất khó chịu.
Những mụn này sau khoảng 3 – 4 ngày đóng vảy lại, các vết loét dần khô lại, thực chất là virus lúc này đang tấn công sâu vào cơ thể.
Thường thì các mụn rộp thường thấy tại các vị trí như: Dương vật, thân dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, da bìu, niệu đạo, môi lớn, môi nhỏ, cổ tử cung…
Bệnh nhân còn cảm thấy khó chịu, đau đớn khi nổi nhiều hạch bạch huyết.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm chán ăn, nhức đầu, sốt, người mệt mỏi, đau mỏi cơ, tiểu rắt, tiểu buốt, khó chịu khi đi tiểu, chán ăn…
Cũng giống các bệnh xã hội khác, mụn rộp sinh dục là một căn bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan trong việc khám chữa. Người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là dẫn đến vô sinh.
HIV
HIV là một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (có tên tiếng anh là Human Immunodeficiency Virus) gây ra. Loại virus này có thể phá hủy các tế bào miễn dịch có trong cơ thể.
Khi cơ thể bị virus HIV tấn công, cơ thể lúc này sẽ không thể chống đỡ được các tác nhân có hại tấn công. Con người một khi bị nhiễm virus HIV thì có nguy cơ cao mắc phải các bệnh khác do cơ thể không còn sức đề kháng.
Ở giai đoạn cuối của bệnh, HIV có thể nhanh chóng chuyển sang AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch. Lúc này, khả năng sống của con người chiếm tỷ lệ thấp, việc chữa trị cũng khó có thể mang lại hiệu quả.
Virus HIV có thể lây nhiễm vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như:
Lây truyền từ mẹ sang con
Lây qua việc dùng chung bơm kim tiêm
Lây qua việc quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Có thể nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng do virus HIV gây ra như sau:
Có biểu hiện sốt, cơn sốt thường xuất hiện vào ban đêm. Bệnh nhân khi bị sốt thường ra nhiều mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh, người mệt mỏi, đau đầu, đau họng.
Xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục.
Đau nhức ở khớp, đau nhức ở cơ bắp khiến việc vận động, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Có triệu chứng tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa kéo dài.
Nổi nhiều hạch ở nách, cổ, bẹn. Các hạch sưng to gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Đau nhức đầu, khó tập trung trong học tập, công việc.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Có các nốt phát ban, nốt đỏ ở da, mọc tại nhiều khu vực và mọc trong vòng 1 tuần, không gây ngứa ngáy.
Trên đây là những thông tin về các bệnh xã hội phổ biến và dấu hiệu nhận biết, mong các bạn có thể nắm rõ hơn. Chú ý, những bệnh xã hội này đều là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi nhận thấy có biểu hiện thì bạn nên đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, hãy gọi theo số 0365.116.117 hoặc click ảnh bên dưới để được bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà tư vấn chi tiết, miễn phí