• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu là chính xác?

Cập nhật: 2024-04-09 15:07:19

chương trình ưu đãi khám bệnh

Bệnh giang mai cũng như nhiều bệnh xã hội khác, cũng có những phương pháp xét nghiệm riêng nhằm tìm ra chính xác mầm bệnh. Để biết chính xác cách điều trị bệnh hiệu quả phù hợp với từng trường hợp thì cần phải tiến hành làm xét nghiệm. Vậy xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu là chính xác?

Xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu

Tổng quan về bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai có tên tiếng anh là Treponema pallidum lây truyền chủ yếu qua đường tình dục gây ra. Đây là một loại xoắn khuẩn với từ 6 – 14 vòng xoắn, có thể sống được ở những nơi ẩm ướt khoảng 2 ngày.

Xoắn khuẩn giang mai thường xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương, vết xước hở trên da. Chúng cũng có thể xâm nhập qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh, lây truyền từ mẹ sang con hay lây nhiễm qua việc truyền máu.

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây ra có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở da, niêm mạc, bộ phận sinh dục cùng nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Giang mai là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều vấn đề về hệ thần kinh, khớp, xương, tim mạch, não, mắt, động mạch chủ… đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Bệnh nếu được chữa trị sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá thấp và cực kỳ nguy hiểm đối với người mắc phải.

Thông thường, triệu chứng bệnh giang mai sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh trong vòng từ 10 đến 90 ngày. Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ phát triển của bệnh cũng khác nhau. Một số trường hợp có biểu hiện của bệnh nhưng cũng có những trường hợp không hề có dấu hiệu nên khó biết mình mắc bệnh giang mai.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh giang mai:

Xuất hiện các vết trợt tại bộ phận sinh dục ở các vị trí như quy đầu, miệng sáo, rãnh quy đầu, dương vật, âm đạo, môi lớn, môi bé, thành âm đạo, cổ tử cung, xung quanh hậu môn, đôi khi ở họng, lưỡi, miệng…

Các vết trợt gọi là săng giang mai với các đặc điểm như nền cứng, có màu đỏ tươi, không có mủ, không đau, không ngứa, có hình tròn hoặc hình bầu dục.

Nổi các nốt ban đào, các tổn thương mọc đối xứng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng, mạn sườn, thậm chí là mọc khắp cơ thể.

Hạch bẹn sưng to, xuất hiện thành từng chùm, từng mảng.

Xuất hiện nhiều nốt phỏng nước, vết loét, mảng sần ở niêm mạc da.

Ở giai đoạn cuối của bệnh giang mai, các cơ quan trong cơ thể bị xoắn khuẩn giang mai tấn công với những đặc điểm như củ giang mai, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch cùng nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh nhân khi bị giang mai ở giai đoạn cuối sẽ gặp phải nhiều tác hại nghiêm trọng như liệt người, mất trí nhớ, động kinh, đau nhức xương khớp… thậm chí là tử vong.

Bệnh nhân khi có các triệu chứng của bệnh giang mai thì nên đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai gây ra.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn

Xét nghiệm giang mai như thế nào?

Bác sĩ chuyên gia khám bệnh xã hội cho biết, xét nghiệm giang mai là phương pháp xét nghiệm nhằm mục đích tìm ra xoắn khuẩn giang mai có trong máu của bệnh nhân. Bằng việc sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ thực hiện các phương pháp xét nghiệm giang mai tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Thông thường, việc thực hiện xét nghiệm giang mai thường áp dụng cho các trường hợp sau:

Trường hợp có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình, quan hệ với gái mại dâm hoặc có quan hệ tình một đêm.

Trường hợp thấy mình có các biểu hiện bất thường trên cơ thể như có các vết loét, nốt sẩn màu hồng, không ngứa, không đau, cơ thể mệt mỏi, nổi hạch dày đặc ở bẹn, đau nhức xương khớp, đau đầu, sốt.

Trường hợp nghi ngờ tiếp xúc với vết thương hở hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh giang mai.

Trường hợp phụ nữ đang mang thai mà nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai được áp dụng:

Xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Phương pháp xét nghiệm này thường áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, xoắn khuẩn giang mai lúc này chưa tấn công sâu máu và các mô cơ nên có thể tiến hành làm xét nghiệm.

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ các vết loét ở niêm mạc, da hoặc ở dịch niệu đạo, dịch âm đạo của người bệnh đem đi soi dưới kính hiển vi trường tối nhằm phát hiện xem có xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong cơ thể hay không.

Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng RPR

Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng RPR (Rapid Plasma Reagin) là phương pháp xét nghiệm áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Còn nếu thực hiện ở những trường hợp mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu và giai đoạn cuối có thể cho kết quả âm tính giả.

Phương pháp này thực hiện dựa trên cơ chế phát hiện cơ thể có sản xuất ra kháng thể để chống lại xoắn khuẩn giang mai hay không. Từ đó giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nếu kết quả sau khi thực hiện xét nghiệm RPR là âm tính (-) thì người đó không mắc bệnh giang mai. Còn nếu cho kết quả là dương tính (+) thì có thể hiểu là người đó mắc bệnh giang mai.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm bằng cách thử phản ứng RPR lại cho kết quả không khả quan nên bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm có liên quan nhằm chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn

Xét nghiệm giang mai bằng cách kiểm tra kháng thể (FTA-ABS)

Phương pháp xét nghiệm FTA-ABS còn được gọi là phương pháp xét nghiệm dịch não tủy thực hiện trên dịch não tủy hoặc trên mẫu máu lấy từ bệnh nhân. Những trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 3 thường được chỉ định làm xét nghiệm này.

Để thực hiện phương pháp xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ lấy dịch não tủy của bệnh nhân bằng các thiết bị hiện đại rồi đem vào phòng để làm xét nghiệm. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện xem xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào cơ thể hay chưa.

Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp TPHA

Đối với xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ thực hiện trên tủy sống của người bệnh mắc bệnh giang mai. Bằng cách sử dụng một loại thuốc thử chứa hạt gelatin với huyết thanh của bệnh nhân rồi đem đi xét nghiệm. Nếu hạt thử gelatin tụ lại với nhau bao quanh khối huyết thanh thì chứng tỏ người đó mắc bệnh giang mai. Ngược lại, nếu hạt gelatin không bao quanh huyết thanh thì người đó không mắc bệnh giang mai.

Ở phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai thì sẽ thực hiện xét nghiệm bằng cách chọc nước ối rồi soi trên kính hiển vi nhằm xác định xem xoắn khuẩn giang mai đã lây sang cho thai nhi chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần làm thêm các xét nghiệm bệnh giang mai khác do bác sĩ chỉ định.

Hầu hết các phương pháp xét nghiệm giang mai đều cho kết quả khá chính xác, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành làm xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai và điều trị bệnh, tránh gặp phải những tác hại nguy hiểm của bệnh.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Theo bác sĩ Phòng khám 11 Thái Hà, với những trường hợp có các biểu hiện đầu tiên của bệnh giang mai, nên thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm soi trên kính hiển vi tại cơ sở y tế uy tín. Thông thường, bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ khoảng 2 – 8 tuần, bệnh nhân có thể đợi khoảng 3 tháng để có kết quả xét nghiệm chính xác.

Nói chung, bệnh nhân nên tiến hành làm xét nghiệm bệnh giang mai càng sớm càng tốt để giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả. Lần đầu làm xét nghiệm nếu cho kết quả âm tính thì bệnh nhân nên làm xét nghiệm lại sau 3 tháng để kiểm tra chắc chắn có phải mình mắc bệnh giang mai hay không.

Trong một số trường hợp đã mắc bệnh giang mai, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm có liên quan tùy vào từng trường hợp. Bệnh nhân nên chủ động đi làm xét nghiệm bệnh giang mai theo đúng chỉ định.

Bệnh nhân có thể đến tại Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để tiến hành làm xét nghiệm bệnh giang mai. Phòng khám đa khoa Thái Hà là địa chỉ xét nghiệm giang mai tin cậy được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm như bác sĩ bác sĩ Vũ Hồng Lân… đang công tác tại phòng khám. Không những vậy, nơi đây còn có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm phục vụ quá trình làm xét nghiệm bệnh giang mai chính xác, hiệu quả.

Bệnh nhân khi đến phòng khám sẽ được hướng dẫn làm thủ tục xét nghiệm một cách nhanh chóng. Sau đó sẽ được các bác sĩ làm xét nghiệm trong môi trường hiện đại, sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu là chính xác. Bệnh nhân nếu còn thắc mắc có thể nhấp vào ô tư vấn trực tuyến hoặc gọi vào số điện thoại 0365 116 117 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Bác sĩ tư vấn miễn phí Bác sĩ tư vấn

 

tư vấn qua zalo