• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Săng giang mai là gì, xuất hiện ở đâu, có đau, ngứa không?

Cập nhật: 2024-08-27 16:06:27

chương trình ưu đãi khám bệnh

Khi mắc bệnh giang mai, nhiều bệnh nhân xuất hiện săng giang mai – một trong những biểu hiện điển hình của bệnh giang mai. Tuy nhiên, nếu không chú ý thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác. Vậy săng giang mai là gì, xuất hiện ở đâu, có đau/ngứa không?

săng giang mai

Săng giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh xã hội thường gặp ở những người thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn, tác nhân chính gây ra là Treponema Pallidum – hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai, có hình lò xo, có từ 6 đến 14 vòng xoắn.

Loại xoắn khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau và nếu không kịp thời chữa trị, xoắn khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng tấn công sâu vào các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân khi mắc bệnh giang mai nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như phình động mạch chủ, rối loạn thần kinh, u động mạch chủ, đột quỵ, tàn tật, động kinh, ảo giác… thậm chí là tử vong.

Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công vào phụ nữ mang thai dễ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhi dễ nhiễm xoắn khuẩn giang mai và gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Sau thời gian từ 3 đến 90 ngày, đây là thời gian xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể. Sau khi trải qua giai đoạn ủ bệnh của xoắn khuẩn giang mai, bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh giang mai.

Săng giang mai là một trong những tổn thương, biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu sau thời gian ủ bệnh. Săng giang mai có những đặc điểm dễ nhận biết sau:

Là một vết loét dạng nông, có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ, bờ trơn nhẵn, bề mặt phẳng, bóp không gây đau đớn.  

Săng giang mai thường có kích thước từ 0,5 đến 2cm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ nổi cao, không có mủ.

Những vết loét này có giới hạn rõ ràng, đều đặn, phần đáy cứng như tờ bìa và khá bằng phẳng.

Ngoài ra, bệnh nhân khi có săng giang mai còn gặp phải một số triệu chứng như chán ăn, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức đầu, sụt cân, hạch bạch huyết nổi dày đặc.

Các săng giang mai sẽ tồn tại trong cơ thể trong vòng từ 4 – 8 tuần và tự biến mất, những khu vực bị tổn thương do xoắn khuẩn gây ra sẽ tự lành lại mà không cần điều trị. Bệnh nhân khi thấy vết thương tự lành lại nghĩ rằng bệnh tự khỏi nên không đi thăm khám, làm xét nghiệm. Thực chất xoắn khuẩn giang mai lúc này đã tấn công sâu vào cơ thể và chuẩn bị đợi thời cơ bùng phát bệnh.

Ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai, nếu tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân đem soi dưới kính hiển vi trường tối thì có thể tìm ra xoắn khuẩn giang mai.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn

Săng giang mai xuất hiện ở đâu?

Theo nghiên cứu, săng giang mai có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào khi có sự xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai, đặc biệt là ở những khu vực ẩm ướt, kín đáo. Nếu tiến hành thăm khám, bác sĩ có thể tìm ra xoắn khuẩn ở những vết săng. 

Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện tại quy đầu, dương vật, rãnh quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, vùng bẹn, trực tràng…

Còn ở nữ giới, săng giang mai thường thấy tại môi nhỏ, môi lớn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung…

Ngoài ra, săng giang mai cũng xuất hiện tại khoang miệng, lưỡi, vòm họng, khu vực hậu môn – trực tràng nếu có quan hệ không an toàn với bệnh nhân. Nhiều trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn nặng, săng giang mai xuất hiện ở khắp các vị trí trên cơ thể của bệnh nhân.

Săng giang mai có đau, ngứa không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa khám bệnh xã hội, săng giang mai không hề gây đau, ngứa nên có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn. Do không có cảm giác đau, ngứa hay khó chịu nên bệnh nhân cứ nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh ngoài da thường gặp và không đi thăm khám. Họ chỉ đi mua thuốc về chữa trị mà không biết rằng mình mắc bệnh giang mai.

Ở giai đoạn đầu, những nốt săng giang mai không gây đau đớn hay ngứa ngáy gì. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các nốt săng bị tổn thương, viêm nhiễm lại gây đau đớn cho bệnh nhân ở khu vực bị tổn thương.

Tại những vị trí như miệng, lưỡi, âm đạo còn gây ra nhiều bất tiện, khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, quan hệ tình dục.

Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ là săng giang mai thì bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám ngay. Tại Hà Nội, bệnh nhân có thể tìm đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội để các bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ngay khi đến phòng khám, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, làm xét nghiệm nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh. Sau đó, tùy vào mức độ nhẹ hay nặng của bệnh giang mai mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Phòng khám 11 Thái Hà là địa chỉ chuyên thăm khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có bệnh giang mai. Phòng khám có nhiều ưu điểm nổi trội như:

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã từng công tác trong việc khám, chữa các bệnh xã hội.

Cơ sở vật chất sạch sẽ, gồm nhiều trang thiết bị hiện đại chuyên sâu nhằm phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Áp dụng những công nghệ, kỹ thuật điều trị bệnh giang mai hiện đại vào điều trị cho bệnh nhân.

Nhân viên y tá thân thiện, nhiệt tình và chu đáo với bệnh nhân.

Mức chi phí khám chữa bệnh giang mai được niêm yết rõ ràng, cẩn thận.

Hồ sơ, thông tin của bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bệnh nhân đã biết câu trả lời cho câu hỏi Săng giang mai là gì, xuất hiện ở đâu, có đau/ngứa không. Nếu muốn đặt lịch hẹn khám, bệnh nhân có thể gọi tới số 0365 116 117 hoặc chat trực tiếp trên website namkhoathaiha.com để được hướng dẫn cụ thể.

Bác sĩ tư vấn miễn phí Bác sĩ tư vấn

tư vấn qua zalo