• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Bệnh giang mai lây qua đường nào, có lây qua nước bọt hay ăn uống không?

Cập nhật: 2024-09-16 15:45:59

chương trình ưu đãi khám bệnh

Bệnh giang mai là loại bệnh lý lây lan qua đường tình dục rất phổ biến và tỷ lệ những người mắc phải căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết bệnh giang mai lây qua đường nào, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc bệnh giang mai có lây qua nước bọt hay ăn uống không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay vấn đề này, hy vọng các bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một loại bệnh nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này có sức sống kém khi ở môi trường bên ngoài cơ thể và có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn.

Khi bị mắc bệnh giang mai, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc bầu dục tại niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc miệng. Các vết loét này còn được gọi là săng giang mai, không gây đau nhưng rất dễ lây nhiễm sang người khác.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Theo các bác sĩ Phòng khám bệnh xã hội Thái Hà, mặc dù là căn bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc rằng bệnh giang mai có lây không và bệnh giang mai lây qua đường nào? Cũng giống như những bệnh bệnh xã hội khác, bệnh giang mai có rất nhiều con đường lây nhiễm khác nhau như sau:

Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục với người mắc bệnh là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới lây nhiễm bệnh giang mai. Giang mai có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các săng giang mai tại bộ phận sinh dục.

Do đó, bất cứ hình thức tiếp xúc tình dục nào với người mắc bệnh giang mai như quan hệ qua âm đạo, quan hệ qua hậu môn, quan hệ bằng miệng hay quan hệ đồng tính đều sẽ lây nhiễm xoắn khuẩn gây bệnh. Trong đó, nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục bằng miệng thấp hơn các loại hình còn lại, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ lây nhiễm khá cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lây bệnh giang mai khi có những sự tiếp xúc thân mật như ôm hôn, tiếp xúc da thịt… với người đang mắc bệnh.

Như vậy, để trả lời cho việc bệnh giang mai có lây qua nước bọt hay đường ăn uống không, có thể thấy rằng nếu hôn hoặc sử dụng chung bát đũa với người bị giang mai ở miệng, bạn hoàn toàn toàn có thể bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai (dù tỉ lệ thấp).

Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người đang mắc bệnh giang mai (chăn gối, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…) bởi những vật dụng này có sự hiện diện của mủ, dịch tiết và máu của người bệnh. Tỷ lệ bị lây nhiễm bệnh giang mai qua con đường này là khá thấp, tuy nhiên không phải là hoàn toàn không có.

Lây qua đường máu

Bệnh giang mai lây qua đường nào, có lây nhiễm qua đường máu không? Các chuyên gia cho biết, tất cả các hình thức như truyền máu, tiêm chích, tiếp xúc vết thương hở… đều là điều kiện tốt để xoắn khuẩn giang mai tấn công vào trong cơ thể.

Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, bệnh nhân có thể bị lây bệnh giang mai khi đi hiến máu, tiêm chích ma túy nếu mũi tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc do nhận truyền máu của người đang mắc bệnh. Khi bị lây nhiễm qua con đường này, vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai sẽ tiềm ẩn trong mạch máu người bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng.

Lây từ mẹ sang con

Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang cho thai nhi qua nhau thai trong suốt thời gian thai kỳ đến khi sinh nở. Đây là con đường lây truyền bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là có thể gây tử vong.

Ngoài ra, việc mắc bệnh giang mai cũng làm tăng tỷ lệ người mẹ nhiễm virus HIV. Nếu thai phụ mắc đồng thời bệnh giang mai và HIV thì các xoắn khuẩn giang mai sẽ tạo điều kiện để virus HIV tấn công em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc này, không chỉ gây ảnh hưởng đến thể chất trẻ sơ sinh mà chúng còn có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Do đó, tốt nhất bạn nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh giang mai

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh giang mai là thông qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn, do đó dù đã nắm rõ bệnh giang mai lây qua đường nào thì những đối tượng sau đây vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao, đó là:

Những người hành nghề mại dâm

Nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh xã hội khác rất cao. Các xoắn khuẩn giang mai thông qua những người này có thể lây nhiễm cho rất nhiều khác. Nếu không có biện pháp phòng tránh an toàn, bạn sẽ có khả năng mắc bệnh giang mai dù thực hiện quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào.

Những người quan hệ tình dục bừa bãi

Những người không chung thủy với một bạn tình duy nhất, có đời sống tình dục phức tạp cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Kể cả khi chỉ dừng lại ở những hành động thân mật như ôm hôn thì khả năng bị lây nhiễm bệnh giang mai cũng như những căn bệnh xã hội khác từ “đối tác” cũng rất cao.

Đặc biệt, khi có nhiều bạn tình thì họ sẽ rất khó để biết được ai là người đã lây bệnh cho mình, đồng thời lại vô tình trở thành nguồn lây bệnh giang mai cũng như những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người khác.

Trẻ lây giang mai từ mẹ

Khi đang mang thai, nếu người mẹ bị mắc bệnh giang mai thì các xoắn khuẩn gây bệnh sẽ lây truyền cho thai nhi. Lúc này, em bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Biến dạng xương.
  • Thiếu máu trầm trọng.
  • Vàng da, vàng mắt, gan và lá lách mở rộng.
  • Các vấn đề bất thường tại não bộ - thần kinh như điếc, mù bẩm sinh…

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai nếu không được điều trị có thể khiến xoắn khuẩn Treponema pallidum phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào nội tạng của người bệnh, đặc biệt là các bộ phận quan trọng như tim mạch, da, thần kinh trung ương, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương tới tất cả các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể.
  • Bệnh giang mai ảnh hưởng xấu đến niêm mạc, da, mắt và các bộ phận nội tạng như tim mạch, thần kinh, gan của người bệnh.
  • Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm động mạch chủ, viêm gan.
  • Bệnh giang mai bẩm sinh có thể dẫn đến dị dạng thai sau khi sinh hoặc thậm chí là gây tử vong cho thai nhi.

Phòng tránh bệnh giang mai

Cũng như hầu hết các bệnh xã hội khác, giang mai chủ yếu lây qua con đường tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Do đó, biện pháp phòng tránh giang mai tốt nhất chính là ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của vi khuẩn giang mai trong khi quan hệ tình dục. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm nguy cơ lây bệnh giang mai khi quan hệ:

  • Luôn sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Khi quan hệ bằng miệng thì nên sử dụng các loại đập nha khoa chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
  • Nên giới hạn số lượng bạn tình hoặc chỉ nên quan hệ với một người vợ/chồng/ người yêu duy nhất.
  • Để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ cần phát hiện và điều trị kịp thời cho người mẹ trong thời kỳ mang thai.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nên đi khám nam khoa và phụ khoa định kỳ cùng bạn tình của mình.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh giang mai, cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị ngay, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị.

Bài viết trên, các bác sĩ Phòng khám nam khoa Thái Hà đã giải đáp cho vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào, hy vọng các bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích giúp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả. Để được thăm khám và điều trị các bệnh xã hội an toàn với mức giá hợp lý, các bạn vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Thái Hà tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội thông qua số hotline/zalo 0365.116.117 hoặc nhắn tin vào khung chat trực tuyến bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám ngay nhé.

tư vấn qua zalo