Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người, bởi sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay. Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin cụ thể về những con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà.
- Cách chữa bệnh sùi mào gà triệt để nhất hiện nay là gì?
- Chi phí điều trị sùi mào gà khoảng bao nhiêu tiền?
- Khám chữa bệnh sùi mào gà ở đâu an toàn, hiệu quả tại Hà Nội?
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng, bệnh do virus gây u nhú ở người tên là Human papilloma virus (viết tắt là HPV) gây ra. Loại virus này thường gây u nhú ở niêm mạc và da của bệnh nhân, mọi đối tượng dù là nam hay nữ cũng đều dễ mắc phải bệnh.
Hầu hết virus HPV đều không nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, virus HPV thuộc một số tuýp như 11, 16, 18 dễ biến chứng thành ung thư.
Virus HPV là một loại virus có tốc độ phát triển khá nhanh và khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể, virus này sẽ tấn công sang các khu vực khác trong cơ thể, làm tổn thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng.
Sau thời gian ủ bệnh sùi mào gà là từ 2 – 9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như sau:
Xuất hiện các mụn, nốt sùi, sần ở các vị trí tiếp xúc với mầm bệnh như: Bao quy đầu, rãnh quy đầu, dương vật, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, háng, bẹn…
Các nốt sùi mào gà thường nhỏ li ti, có màu hồng nhạt, không gây đau, không gây ngứa, có đường kính khoảng 1 – 2mm, mềm.
Sau một thời gian phát triển, các nốt sùi mọc liên kết với nhau giống mào gà hoặc súp lơ, bề mặt mềm, ẩm ướt, dễ chảy máu nếu chạm vào.
Nếu trường hợp mắc sùi mào gà ở miệng, người bệnh còn có các nốt sùi mào gà ở xung quanh miệng như khoang miệng, môi, lưỡi, họng… và có các mảng màu hồng nhạt hoặc màu trắng tại những khu vực này.
Nếu mắc sùi mào gà ở hậu môn cũng sẽ có các nốt u nhú và thường mọc thành từng mảng có màu hồng ở xung quanh hậu môn.
Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra cần được phát hiện và chữa trị ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Nếu chủ quan không chữa trị ngay, virus HPV có thể tấn công sâu vào cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với một số tuýp virus HPV 16, 18 có khả năng cao biến chứng thành ung thư đe dọa đến tính mạng.
Những con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà
Các chuyên gia Phòng khám Thái Hà cho biết, cũng như phần lớn các bệnh xã hội khác, những con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà là:
Lây truyền qua đường tình dục
Có rất nhiều báo cáo chỉ ra rằng quan hệ tình dục là nguyên nhân chính và phổ biến lây truyền bệnh sùi mào gà, nguyên nhân này chiếm đến 98% các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ tình dục không an toàn là gái mại dâm, người quan hệ đồng tính, trai bao.
Quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng bao cao su, hơn nữa quan hệ tình dục qua các hình thức như quan hệ qua đường miệng, quan hệ qua đường âm đạo, quan hệ qua đường hậu môn với người mắc bệnh sùi mào gà cũng đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh sùi mào gà từ người đó.
Nguyên nhân là khi quan hệ tình dục, lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng nên dễ bị tổn thương, virus HPV sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể gây bệnh. Nếu vô tình tiếp xúc với dịch chứa virus HPV thì có khả năng cao là bị nhiễm virus HPV. Có nhiều người chỉ kích thích bạn tình bằng miệng cũng dễ mắc bệnh sùi mào gà từ bạn tình.
Tiếp xúc trực tiếp
Khi vô tình tiếp xúc với vết thương hở, vết xước, dịch mủ của người mắc bệnh sùi mào gà cũng dễ khiến virus HPV xâm nhập vào cơ thể. Virus HPV thường theo miệng vết thương đi vào cơ thể và tấn công vào gây bệnh sùi mào gà. Đây cũng là một trong những con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà mà nhiều người chủ quan không đi khám chữa ngay.
Lây truyền gián tiếp
Virus HPV có thể sống ở môi trường bên ngoài khá lâu nên nếu sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh như đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm… cũng khiến virus lây truyền sang cho người khác và người đó có khả năng cao mắc bệnh sùi mào gà.
Lây truyền từ mẹ sang con
Một trong những con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà thường gặp đó là lây truyền từ mẹ sang con. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh sùi mào gà thì cũng dễ lây bệnh sang cho con.
Virus HPV có thể tấn công vào thai nhi bằng đường dây rốn, khi mẹ sinh thường mà thai nhi đi qua đường âm đạo, cổ tử cung, virus HPV sẽ tấn công vào bào thai và thai nhi sẽ dễ mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh.
Khi bị sùi mào gà bẩm sinh, virus HPV sẽ cư trú ở các vị trí như mắt, miệng, da của trẻ và khiến trẻ gặp phải nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.
Con đường khác
Ngoài những con đường trên, bệnh sùi mào gà cũng dễ lây nhiễm sang cho người khác qua việc truyền, nhận máu của người có virus HPV.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Như đã nói, bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội rất dễ lây truyền sang cho người khác. Để phòng tránh bệnh, chuyên gia khám bệnh xã hội khuyên mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:
Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng chống virus HPV.
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh.
Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Nên quan hệ tình dục chung thủy một vợ – một chồng.
Không quan hệ tình dục bừa bãi, không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
Đối với phụ nữ khi muốn mang thai cần thăm khám kỹ càng tình trạng sức khỏe của mình và nếu trước đó mắc bệnh sùi mào gà thì cần tiến hành điều trị trước rồi mới có con để phòng tránh không lây nhiễm sang cho con.
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện và xử lý kịp thời bệnh (nếu có).
Như vậy, có rất nhiều con đường lây truyền bệnh sùi mào gà mà ai cũng nên nắm rõ để tự phòng tránh bệnh. Một điều cần nhớ là khi có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh thì nên đi thăm khám và chữa trị ngay để tránh gặp phải các tác hại của bệnh.