Bệnh trĩ là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu đối với sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt, đặc biệt là việc vận động, tập luyện cũng là một cách giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia có chia sẻ cụ thể về những bài tập thể dục tốt cho người mắc bệnh trĩ, hãy cùng tham khảo nhé.
- Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?
- 7 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín tốt nhất Hà Nội
Người bệnh trĩ có nên tập thể dục không
Từ lâu, tập thể dục luôn là việc làm có lợi cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng để phòng tránh bệnh tật, đồng thời giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Đặc biệt, đối với những người không may mắc phải bệnh trĩ thì đây lại là một việc làm cực kỳ quan trọng.
Bệnh trĩ hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân thường gặp là do thói quen ít đi lại, vận động mà lại đứng hoặc ngồi lâu khiến vùng xương chậu, vùng hậu môn chịu nhiều áp lực, từ đó làm căng phồng các mạch máu ở hậu môn, hình thành nên búi trĩ.
Chính vì vậy, người mắc phải bệnh trĩ ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thì cũng cần chú ý đến chế độ tập luyện, cụ thể là cần tập luyện bằng những bài tập phù hợp đối với sức khỏe để giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Cụ thể hơn thì các bài tập mang đến rất nhiều lợi ích đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ:
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn sẽ giúp máu lưu thông đến khu vực hậu môn một cách đầy đủ, từ đó giúp ngăn chặn bệnh phát triển sang mức độ nặng.
Mang lại lợi ích trong việc làm giảm áp lực ở khu vực hậu môn, đồng thời giúp các cơ co thắt ở hậu môn có độ đàn hồi, sức bền lâu.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hỗ trợ việc bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó giúp phòng tránh chứng táo bón hiệu quả.
Tập luyện đúng cách với bài tập phù hợp còn giúp ngăn ngừa hiện tượng sa búi trĩ, một trong những tác hại nghiêm trọng của bệnh trĩ.
Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh trĩ có hiệu quả, giúp duy trì mức cân nặng ổn định.
Có thể thấy, tập thể dục có rất nhiều lợi ích để giúp hỗ trợ chữa trị bệnh. Do đó, bệnh nhân nào mắc phải bệnh trĩ thì ngoài việc chữa trị cũng nên chú ý tập thể dục với cường độ vừa phải để giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ.
Những bài tập thể dục tốt cho người mắc bệnh trĩ
Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà, hầu hết những bài tập dành cho người mắc phải bệnh trĩ đều rất dễ thực hiện và an toàn, mang lại hiệu quả. Do đó, bệnh nhân có thể tự tập luyện tại nhà đều đặn mỗi ngày. Dưới đây là một số bài tập thể dục tốt mà bệnh nhân có thể tham khảo để giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ của mình:
Bài tập co thắt cơ hậu môn
Đây là một trong những bài tập cực kỳ tốt cho những người mắc phải bệnh trĩ, đặc biệt là những người vừa có hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh nhân có thể tập bài tập này với mọi tư thế khác nhau như ngồi, đứng hoặc nằm bởi bài tập này rất đơn giản, dễ thực hiện.
Luyện tập bài tập này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đi kích thước của búi trĩ, ngăn chặn tình trạng sa búi trĩ và giúp các cơ ở hậu môn có thể co thắt một cách linh hoạt.
Các bước thực hiện bài tập này như sau:
Bước đầu tiên, cần thả lỏng cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất, chú ý tập trung nhiều vào khu vực ổ bụng.
Tiếp theo, cần hít 1 hơi thật sâu, sau đó kẹp chặt giữa hai mông và đùi lại, thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện, đồng thời dùng lưỡi uốn lên hàm trên.
Nín thở, đồng thời giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi thở ra một cách từ từ, tiếp theo là thả lỏng cơ thể sao cho khu vực hậu môn trở về trạng thái bình thường. Chú ý hạ lưỡi xuống.
Nghỉ động tác này khoảng 30 giây rồi luyện tập lại nhiều lần.
Nên kiên trì tập từ 2 – 3 lần bài tập này, mỗi lần nên tập từ 20 – 30 nhịp để mang lại hiệu quả.
Bài tập tăng cường tiêu hóa
Đối với bài tập này, khi bệnh nhân kiên trì tập luyện đều đặn, đầy đủ sé giúp cải thiện hệ tiêu hóa một cách nhanh chóng, giúp phòng tránh táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Bệnh nhân nên chú ý tập luyện bài tập này theo các bước sau:
Đứng ở thảm với một tư thế thẳng sao cho hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt bằng với phần thân, nắm hờ lòng bàn tay lại.
Thực hiện cúi hai đầu gối xuống, chú ý vẫn giữ thẳng lưng, hít thật sâu rồi khép miệng lại, đánh lưỡi lên hàm trên. Đồng thời, cần thót hậu môn lại.
Chú ý cần giữ nguyên tư thế này ít nhất là 10 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Mỗi ngày, bệnh nhân nên tập từ 5 – 7 lần bài tập này.
Bài tập nâng hậu môn
Đây cũng là một trong những bài tập thể dục tốt cho người mắc bệnh trĩ mà được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Với bài tập này, bệnh nhân có thể thực hiện khi có thời gian rảnh rỗi, thậm chí là bạn có thể thực hiện tại nơi làm việc của mình.
Các bước tập luyện bài tập này như sau:
Ngồi lên một chiếc ghế, thực hiện vắt chéo chân, đồng thời hai tay chống vào eo, sau đó đứng lên rồi nhót hậu môn.
Giữ nguyên khoảng 5 giây rồi từ từ thả lỏng cơ thể. Thực hiện đều đặn các động tác này mỗi ngày.
Bài tập vùng đan điền
Bài tập này còn có tên gọi khác là bài tập với tư thế nằm ngửa, có tác dụng giúp thư giãn, thả lỏng cơ thể, đồng thời giúp búi trĩ có thể co lại dễ dàng, không gặp khó khăn.
Bệnh nhân khi luyện tập cần chú ý phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ và các bộ phận thì mới có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Dưới đây là các bước của bài tập vùng đan điền dành cho bệnh nhân:
Bước 1: Bệnh nhân có thể nằm ở giường hoặc ở thảm tùy thích, chú ý duỗi thẳng hai chân, tay để song song với phần thân.
Bước 2: Nhắm mắt nhưng nhắm hờ, tập trung suy nghĩ về vùng đan điền, sau đó hít thở sâu rồi thót hậu môn lại, co hai bàn tay lại, hai hàm răng cắn chặt với nhau, để các ngón chân cong lên phía trên.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này từ 5 – 7 giây, sau đó thở ra từ từ, toàn thân thả lỏng. Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 – 2 phút, sau đó thực hiện lại động tác này.
Khi luyện tập bài tập này, bệnh nhân nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày.
Bài tập tư thế con cá
Với bài tập này, có rất nhiều người yêu thích bởi các động tác rất dễ thực hiện, lại phù hợp với sức khỏe. Cách thực hiện bài tập này như sau:
Trải sẵn một tấm thảm, sau đó nằm xuống, chú ý để hai đầu gối khép chặt, duỗi thẳng.
Đưa hai tay xuống mông, úp lòng bàn tay xuống sàn.
Hít sâu, từ từ đưa phần ngực, phần thân trên lên sao cho trọng tâm tập trung vào hai tay.
Thực hiện hít vào, thở ra 4 lần, sau đó trở về trạng thái ban đầu.
Nên thực hiện bài tập này khoảng 20 phút, mỗi ngày nên thực hiện từ 5 – 7 lần.
Bài tập đi bộ
Đi bộ là một tập cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt là người bệnh có thể tập ở mọi lúc, mọi nơi. Việc đi bộ không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà nó còn giúp duy trì, cải thiện chức năng xương khớp, đặc biệt là giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách có hiệu quả.
Do đó, những người mắc bệnh trĩ nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện bài tập này với những động tác cơ bản sau:
Chú ý đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay hơi khép lại.
Đi từng bước nhẹ nhàng không cần quá mạnh mẽ, một chân bước lên thì cần chú ý thót hậu môn lại, sau đó chân kia bước tiếp.
Thực hiện đi bộ mỗi ngày từ 20 – 30 phút, mỗi ngày nên thực hiện đi bộ từ 1 – 2 lần. Khi đi bộ nên chọn mặc loại quần áo có khả năng thấm hút tốt, đảm bảo thoáng mát và giúp việc đi bộ trở nên dễ dàng hơn.
Bài tập tư thế trồng cây chuối
Những người mắc bệnh trĩ cũng có thể tham khảo bài tập này, tuy các động tác có vẻ khó thực hiện so với các bài tập khác nhưng nó lại rất có hiệu quả đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
Bệnh nhân có thể thực hiện bài tập này với các động tác sau:
Ngồi quỳ gối xuống sàn nhà, chống hai khuỷu tay xuống sàn, người gập về phía trước, hai bàn tay nắm lại sao cho giống hình tam giác.
Phần đỉnh đầu đặt xuống sàn, lấy hai bàn tay đan với nhau làm trọng tâm và làm trụ, phần chân và mông nâng cao sao cho thành một tư thế thẳng đứng (giống cây chuối).
Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây, hít thở bình thường.
Lưng giữ thẳng, dồn trọng lượng vào hai khuỷu tay.
Từ từ hạ người rồi trở về trạng thái ban đầu.
Nên kiên trì thực hiện rồi tăng dần thời gian khi thực hiện.
Bài tập hít thở
Theo nhiều nghiên cứu, bài tập hít thở kết hợp với xoa bụng này có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp làm giảm chứng táo bón. Bên cạnh đó, khi hít thở kết hợp với động tác co thót hậu môn sẽ giúp làm tăng lượng máu lưu thông đến hậu môn, từ đó giúp làm co búi trĩ nhanh chóng.
Với bài tập này, bệnh nhân có thể tham khảo theo 2 cách sau:
Cách 1: Nằm ngửa ở sàn, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau, xoa bụng từ từ theo chiều kim đồng hồ. Vừa xoa vừa hít thở giống như khi tập yoga.
Cách 2: Nằm ngửa ở sàn, hai chân duỗi thẳng, để hai tay dọc theo phần thân, nhắm hờ mắt, suy nghĩ nhiều vào vùng đan điền. Khi hít vào thì co hậu môn lại, lòng bàn tay nắm chặt, răng khép chặt, co ngược ngón chân về hướng đầu, giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây rồi thở ra từ từ, toàn thân thả lỏng.
Bài tập Sarvanga Asana
Bài tập này có tác dụng hỗ trợ cơ bụng và nhu động ruột co bóp, giúp hạn chế máu lưu thông vào vùng bụng dưới, từ đó làm giảm tình trạng táo bón cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
Các động tác của bài tập này như sau:
Nằm ngửa ở sàn, co hai đầu gối áp sát với ngực.
Chống hai khuỷu tay xuống sàn, đưa mông lên cao.
Hít sâu, kéo 2 đầu gối về trước ngực. Hai khuỷu tay chống xuống sàn và mông đưa lên cao.
Hít thở đều đặn.
Chân duỗi thẳng, dồn trọng lượng vào 2 vai, đỡ phần eo bằng 2 tay.
Giữ nguyên từ 3 – 5 giây, tăng thời gian lên dần.
Thở ra, chân duỗi thẳng, dồn trọng lượng vào 2 vai còn lại.
Ngoài các bài tập kể trên thì cũng còn rất nhiều các bài tập thể dục khác tốt mà bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ có thể tham khảo. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh tập một số bài tập không tốt như bài tập cơ bụng, tập tạ, tập Squat, cưỡi ngựa, đạp xe, chèo thuyền… bởi đây là những bài tập không có tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh trĩ, thậm chí là nó còn khiến bệnh trở nặng thêm.
Lưu ý khi tập các bài thể dục cho người mắc bệnh trĩ
Các nghiên cứu cho biết, việc luyện tập đầy đủ, đúng cách được coi là một giải pháp tốt cho những người không may mắc phải bệnh trĩ. Tuy nhiên, khi tham khảo các bài tập thể dục này, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
Chú ý, hầu hết các bài tập kể trên chỉ mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có tác dụng tiêu diệt dứt điểm bệnh. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đi thăm khám để được tư vấn cụ thể cách điều trị phù hợp.
Các bài tập thể dục này chỉ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi bệnh nhân có thái độ kiên trì, nghiêm túc tập luyện đều đặn.
Trong thời gian tập luyện, bệnh nhân cũng nên chú ý ăn uống, bổ sung các loại rau xanh, trái cây, uống đầy đủ nước… và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế ngồi, đứng nhiều và tránh tập luyện các bài tập nặng để tránh làm ảnh hưởng đến việc chữa trị bệnh.
Trường hợp tập luyện mà không thấy tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân nên đi thăm khám ngay.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cụ thể, đầy đủ về những bài tập thể dục tốt cho người mắc bệnh trĩ, hy vọng các bạn có thể nắm rõ hơn. Bên cạnh việc tập luyện, những người mắc phải bệnh trĩ cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho lành mạnh, phù hợp. Nếu còn vấn đề gì, các bạn có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được giải đáp cũng như tư vấn cách điều trị bệnh trĩ phù hợp.