• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Cập nhật: 2024-04-01 12:01:32

chương trình ưu đãi khám bệnh

Bệnh trĩ là gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ như thế nào và làm sao để chữa bệnh trĩ hiệu quả? Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn - trực tràng rất phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dấu hiệu bệnh trĩ tương đối dễ dàng nhận biết, bệnh trĩ cũng có rất nhiều cách chữa tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Trong nội dung bài viết này, các chuyên gia chia sẻ một số thông tin cơ bản về bệnh trĩ bao gồm các nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị.

dấu hiệu bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (lòi dom) bắt nguồn từ hiện tượng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, trực tràng. Búi trĩ xuất hiện có thể là do chứng táo bón lâu ngày hoặc do giãn các tĩnh mạch ở vùng hậu môn khi phụ nữ mang thai.

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ gia tăng khá nhanh trong thời gian gần đây, đa phần là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng nhiều bia, rượu và các chất kích thích; do ăn uống không đúng cách, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, uống ít nước…

Ngoài ra, thói quen nhịn đại tiện, đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, rặn mạnh khi đi đại tiện… cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ mà bất cứ ai cũng dễ mắc phải.

Chuyên gia Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chính:

Trĩ nội: Là hiện tượng xuất hiện các búi trĩ ở bên trong ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác. Trĩ nội thường khó nhận biết hơn trĩ ngoại và khi bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng, các búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài.

Trĩ ngoại: Là hiện tượng các tĩnh mạch căng lên hình thành búi trĩ, búi trĩ thường nằm bên ngoài hậu môn, phía trên đường lược. Búi trĩ ngoại rất dễ nhận biết bằng mắt thường hoặc dùng tay sờ thấy.

Trĩ hỗn hợp: Là hiện tượng búi trĩ nội và búi trĩ ngoại kết hợp với nhau tạo thành một khối trĩ dài, nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người mắc phải. Lúc này, người bệnh cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các bác sĩ Phòng khám Thái Hà cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Do bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh trĩ. Khi bị táo bón sẽ khiến cho phân khô cứng và khó di chuyển trong đường ruột. Những người bị táo bón thường gặp khó khăn khi đi đại tiện và họ phải dùng hết sức mới có thể đẩy phân ra ngoài.

Việc dùng sức để rặn phân ra ngoài không chỉ khiến cho toàn bộ vùng dưới, vùng chậu, hậu môn, trực tràng phải chịu một áp lực lớn mà còn khiến cho các tĩnh mạch đột ngột bị giãn rộng gây ra tình trạng nứt kẽ và rách hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho vùng hậu môn bị tổn thương, dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch bị phình to và hình thành nên búi trĩ.

Do tính chất công việc

Những công việc có yêu cầu phải ngồi lâu, đứng nhiều hoặc làm những công việc quá nặng đều ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, dần dần sẽ hình thành nên búi trĩ.

Do thói quen ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn uống không hợp lý cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh trĩ. Nếu bạn sử dụng nhiều thức ăn nhanh, những đồ ăn cay nóng và đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga đều có thể gây kích thích lên hậu môn và trực tràng.

Ngoài ra, nếu ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho thành đại tràng dễ bị kích thích gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Khi táo bón và tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra áp lực lớn lên thành tĩnh mạch ở hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Do gia tăng áp lực ở ổ bụng

Khi ổ bụng phải chịu nhiều áp lực do bị mắc các bệnh như: viêm phế quản mãn tính, những người bị ho nhiều, những bệnh nhân bị dãn phế quản và những chị em bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… sẽ khiến cho áp lực ở ổ bụng bị tăng lên, và bệnh trĩ dễ dàng xuất hiện.

Do bị stress kéo dài

Khi bạn bị stress kéo dài, toàn bộ cơ thể phải gồng lên khiến cho sự vận động của các cơ quan không được nhịp nhàng. Trong đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ức chế kéo theo sự co giãn cơ ở vùng hậu môn bị giảm, dẫn đến hình thành các búi trĩ.

Do viêm nhiễm hậu môn

Nhiễm trùng ở hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Khi bạn bị viêm nhiễm hậu môn sẽ khiến cho độ đàn hồi ở các tĩnh mạch bị xơ hóa, làm cho tĩnh mạch bị phình to và gây ra bệnh trĩ.

Do mang thai

Khi chị em mang thai sẽ rất dễ mắc bệnh trĩ do áp lực ở ổ bụng tăng cao và khi thai nhi càng lớn thì áp lực tăng lên ổ bụng sẽ càng tăng cao khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn co giãn gây ra bệnh trĩ. Khi phụ nữ đẻ thì trong quá trình rặn đẻ sẽ tạo nên một áp lực rất lớn lên hậu môn, dẫn đến hình thành búi trĩ.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn dấu hiệu bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ qua từng giai đoạn

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ rất dễ để nhận biết bao gồm:

Chảy máu khi đại tiện

Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ và rất dễ nhận biết. Ban đầu, lượng máu ra rất ít và chỉ dính vào giấy vệ sinh hoặc ở phân khi bệnh nhân vô tình nhìn vào. Khi bệnh trĩ phát triển ở mức độ nặng hơn, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều, thường chảy thành từng tia hoặc thành từng giọt khi bệnh nhân đi đại tiện.

Đối với một số trường hợp, máu cũng chảy nhiều mỗi khi người bệnh ngồi xổm hoặc đi lại, vận động mạnh. Cũng có một số trường hợp, máu đọng lại trong lòng trực tràng và chảy ra thành từng cục sau khi bệnh nhân đi cầu.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là dấu hiệu tiếp theo xảy ra sau khi người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra máu. Trường hợp nhẹ, búi trĩ sa ra ngoài và tự co lại sau khi bệnh nhân đi đại tiện. Trường hợp nặng hơn, búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được nhưng có thể dùng tay đẩy vào lại bên trong ống hậu môn. Nghiêm trọng hơn, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và không thể co lại được dù dùng tay đẩy vào, lúc này búi trĩ sẽ luôn nằm ở bên ngoài hậu môn.

Các biểu hiện khác

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ trên, bệnh nhân cũng có thêm các biểu hiện khác như:

Ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu tại khu vực hậu môn. Trong nhiều trường hợp, do hậu môn tiết dịch ẩm ướt còn làm ướt đáy quần lót.

Khi bệnh nhân dùng tay gãi khu vực hậu môn do cảm thấy ngứa ngáy còn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể kèm thêm các tổn thương như nứt hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn…

Bệnh trĩ là bệnh dễ mắc phải bất kỳ lúc nào nếu mọi người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh cực kỳ phiền phức này, mỗi người hãy tự xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý, đúng cách.

Tư vấn ảnh hưởng của bệnh trĩ

Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả cao

Phòng khám đa khoa Thái Hà sử dụng kỹ thuật HCPT điều trị bệnh trĩ bằng dòng điện cao tần tạo ra nhiệt nội sinh, xâm lấn tối thiểu theo công nghệ cao. Với kỹ thuật này, không cần sử dụng dao kéo, chảy ít máu, không đau, hồi phục nhanh, không tái phát, không cần phải nằm viện đây cũng là phương pháp dùng kỹ thuật tân tiến và hiệu quả cao hiện nay.

Ưu điểm của kỹ thuật HCPT là gì?

1: Hiệu quả cao: Điều trị hiệu quả triệt để trong 1 lần, loại bỏ tận gốc búi trĩ, ngăn ngừa bệnh tái phát.

2: Tổn thương nhỏ, phục hồi nhanh: Xâm lấn tối thiểu, chảy máu ít, có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

3: Không đau: Phương pháp HCPT tạo ra nhiệt nội sinh, không làm tổn thương đến da xung quanh hậu môn, sau thủ thuật không cảm thấy đau đớn.

4: Phạm vi điều trị rộng: Phương pháp HCPT có thể điều trị tất cả các loại bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn...

Tại sao không nên dùng các phương pháp điều trị khác?

​Dùng thuốc uống: Hiệu quả chậm chi phí cao, phải uống thuốc trong thời gian dài có thể dẫn tới các tác dụng phụ, dừng uống thốc có thể bị tái phát.

Dùng thuốc bôi: Cải thiện triệu chứng hiệu quả nhanh nhưng không dược điều trị tạn gốc dễ tái phát. Nếu trĩ ngoại vẫn sẽ cảm thấy khó chịu, trĩ nội có thể biến chứng ác tính, những thốc này chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng của bệnh.

các phương pháp dân gian: Hầu hết không có cơ sở khoa học, không có hoặc có rất ít hiệu quả, tốn rất nhiều thời gian, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Kỹ thuật truyền thống: gây đau đớn, phải nằm viện lâu ngày, sau khi phẫu thuạt cảm thấy đau đớn hơn nữa còn có thể tái phát.

Bệnh trĩ và những ảnh hưởng

Nhiều người vẫn cho rằng trĩ là căn bệnh nhẹ trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng nên không đi khám chữa. Tuy nhiên, bệnh trĩ không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, nếu chủ quan không chữa trị ngay, bệnh sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng đến tâm lý: Các biểu hiện khó chịu, ngứa ngáy, ẩm ướt, chảy máu khi đại tiện làm đảo lộn không nhỏ đến tâm lý, sinh hoạt của bệnh nhân. Hơn nữa, bệnh nhân còn cảm thấy e ngại, lo lắng mỗi khi quan hệ tình dục, lâu dần mất đi ham muốn tình dục.

Thiếu máu: Biểu hiện đi máu mỗi khi đi đại tiện kéo dài khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, ngất xỉu.

Viêm nhiễm hậu môn: Tình trạng ẩm ướt ở khu vực hậu môn dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm khu vực này. Bệnh nhân khi bị viêm nhiễm hậu môn thường có cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.

Bội nhiễm: Đối với các trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài kéo dài, bệnh nhân bị chảy máu liên tục dễ dẫn đến hiện tượng bội nhiễm vì vi khuẩn có trong phân, nước tiểu tấn công gây bệnh.

Tắc mạch: Đây là một trong những biến chứng của bệnh trĩ nếu không khám chữa kịp thời. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch do chịu áp lực quá lớn sẽ khiến các búi trĩ có biểu hiện sưng phù dẫn đến tắc mạch máu. Bệnh nhân thường phải chịu nhiều đau đớn tại khu vực hậu môn.

Ung thư trực tràng: Nguy hiểm hơn, bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm tại vùng hậu môn kích thích các tế bào ung thư phát triển, dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Sa búi trĩ: Khi búi trĩ sa ra bên ngoài dù dùng tay cũng không đẩy lên được sẽ dẫn đến hiện tượng sa búi trĩ. Búi trĩ sa ra ngoài dễ dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ cực kỳ nguy hiểm đối với người mắc phải.

Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám càng sớm càng tốt ngay khi có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, bệnh nhân cần tuân thủ việc điều trị.

Tư vấn phòng bệnh trĩ

Phòng tránh bệnh trĩ như thế nào

Để phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên thực hiện những biện pháp sau đây:

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho người mắc bệnh trĩ

Hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, cay, gia vị nóng như ớt, hạt tiêu…

Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác

Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 2,5 lít/ngày

Vận động thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Bạn nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, cầu lông, đi bộ, bóng bàn… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.

Đặc biệt, với những chị em mang thai áp lực vùng hậu môn trực tràng sẽ tăng cao do sự phát triển của thai nhi nên nguy cơ mắc bệnh trĩ là rất cao. Vì vậy, trong thời gian bầu bí, các bà bầu nên tăng cường các hoạt động thể chất để hạn chế gây áp lực ở vùng hậu môn trực tràng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Không nên ngồi lâu hoặc đứng quá lâu

Tình trạng ngồi lâu hoặc đứng quá lâu thường gặp ở nhân viên văn phòng, lái xe… đây cũng chính là những đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ nhất. Vì vậy, để không bị mắc bệnh trĩ, bạn nên tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu và có kế hoạch nghỉ ngơi giữa giờ trong trường hợp công việc phải đứng hoặc ngồi lâu.

Chú ý vệ sinh hậu môn

Hậu môn, trực tràng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu bạn không vệ sinh hậu môn sạch sẽ dễ gây ra viêm nhiễm, phù nề và sinh ra trĩ. Mọi người cần phải thường xuyên tắm rửa, vệ sinh hậu môn đúng cách, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh nên lau bằng khăn hoặc giấy mềm.

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Để không bị bệnh trĩ ghé thăm, mọi người nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không nên nhịn đi vệ sinh.

Các thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đọc báo khi đi vệ sinh hay dùng sức để rặn phân ngoài… đều là những thói quen không tốt nên cần phải được điểu chỉnh.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng

Nếu bạn thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng đầu óc sẽ dễ tạo ra các áp lực ở tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng dẫn tới các tĩnh mạch dễ bị giãn, từ đó hình thành nên búi trĩ. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh sao cho tâm trạng của mình được thoải mái nhất, hạn chế căng thẳng, lo âu. Điều này không chỉ giúp bạn phòng tránh được bệnh trĩ hiệu quả mà nó còn có ý nghĩa hơn là giúp bạn thoải mái, sống vui vẻ hơn.

Việc phòng tránh bệnh trĩ không quá phức tạp song đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì và thực hiện các biện pháp này một cách nghiêm túc. Cần phải kết hợp các phương pháp trên để phòng tránh bệnh trĩ có hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ, hy vọng cũng cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu cần giải đáp những thông tin về bệnh trĩ, bệnh nhân có thể gọi đến số điện thoại 0365 116 117 hoặc click ảnh bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (MIỄN PHÍ).

Bác sĩ tư vấn bệnh trĩ Bác sĩ tư vấn bệnh trĩ

 

tư vấn qua zalo