• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, cách chữa trị như thế nào?

Cập nhật: 2024-07-27 15:39:02

chương trình ưu đãi khám bệnh

Đi ngoài ra máu tươi là tình trạng tương đối phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số mọi người khi bị đi đại tiện ra máu tươi đều rất lo lắng không biết mình bị bệnh gì, chữa trị như thế nào? Sau đây là chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà về hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.

đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng, cụ thể bao gồm:

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu gặp ở những người có lối sống sinh hoạt không hợp lý, người thường xuyên ngồi hoặc đứng lâu… Bệnh cũng gặp ở phụ nữ mang thai, những người già, người bị táo bón kéo dài.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, lượng máu chảy ra thường có màu đỏ tươi nhưng không gây đau đớn, chỉ khi tình cờ nhìn vào giấy vệ sinh mới phát hiện ra bệnh. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng, biểu hiện đi ngoài ra máu tươi diễn ra thường xuyên kèm biểu hiện ngứa ngáy, đau rát tại hậu môn mỗi lần bệnh nhân đi vệ sinh. Nhiều trường hợp chỉ ngồi xổm hoặc đi lại cũng khiến máu chảy ra.

Biểu hiện điển hình của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu tươi, xuất hiện búi trĩ ở ngoài hậu môn. Triệu chứng chảy máu tươi nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu, người mệt mỏi, ngất xỉu, suy nhược.

Nếu không thăm khám, điều trị bệnh trĩ kịp thời khi xuất hiện dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi, bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sa búi trĩ, thiếu máu, nghẹt, hoại tử búi trĩ, viêm nhiễm vùng hậu môn ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, sức khỏe của người mắc phải.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện các vết rách, nứt ở niêm mạc hậu môn gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Đây là bệnh lý cũng có biểu hiện thường gặp là đi ngoài ra máu tươi mà không ít người gặp phải, đặc biệt là ở những người mắc chứng táo bón.

Bệnh nhân khi đại tiện thường cố dùng sức rặn mạnh khiến vùng hậu môn sưng, phù, tấy đỏ. Bệnh nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn đầu có biểu hiện gần giống với bệnh trĩ, tức là cũng có biểu hiện chảy máu khi đi vệ sinh, lượng máu không nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, máu tươi chảy ra càng nhiều kèm cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân gặp phải rất nhiều khó khăn khi đi vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống.

Thậm chí ở một số trường hợp, người bệnh đi ngoài ra máu tươi thành tia hoặc thành giọt và có cảm giác đau rát ở khu vực hậu môn khiến họ càng cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh. Đồng thời tại hậu môn xuất hiện những vết nứt dài từ 0,5 – cm gây ngứa ngáy, ẩm ướt.

Tình trạng nứt tại hậu môn có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, rò hậu môn… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Polyp trực tràng

Bệnh có những khối u có kích thước nhỏ hoặc to tùy vào từng trường hợp. Nguyên nhân hình thành bệnh polyp trực tràng là do sự xuất hiện của những tế bào phát triển không bình thường ở trực tràng và ống hậu môn.

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh polyp trực tràng thường bao gồm: Đi ngoài ra máu tươi, máu chảy loang ở phân hoặc nằm lẫn trong phân; phân thải ra ngoài thường ở dạng lỏng, đôi khi phân có màu đen; bệnh nhân bị nôn ói.

Người bệnh khi mắc bệnh polyp trực tràng cần phải chủ động đi thăm khám, chữa trị ngay bởi để lâu có thể biến chứng thành ung thư trực tràng. Theo nghiên cứu, có đến 90% các trường hợp mắc polyp trực tràng phát triển thành ung thư trực tràng.

Viêm loét đại trực tràng

Bệnh viêm loét đại trực tràng thường xuất hiện hiện tượng chảy máu tươi tại vùng hậu môn kèm theo cảm giác mót rặn, đau thắt tại vùng khoang bụng, tiêu chảy nhiều lần. Bệnh nhân khi bị viêm loét đại trực tràng thường đi ngoài ra máu tươi với lượng máu chảy ra nhiều.

Tình trạng viêm loét nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như chảy máu nặng dẫn đến thiếu máu, thủng, hẹp đại tràng, trụy tim mạch, nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư đại trực tràng. Do đó, người bệnh cần chú ý với biểu hiện đi ngoài ra máu tươi.

Ung thư trực tràng

Bệnh ung thư trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện ở những nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60. Đa số các trường hợp ung thư trực tràng thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, máu có lẫn trong phân hoặc chảy thành giọt, đôi khi máu cũng chảy thành tia, mắc chứng tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày, thường xuyên mót rặn khi đại tiện, mệt mỏi, chán ăn, sút cân…

Bệnh nhân khi thấy mình có biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng thì cần đi thăm khám, điều trị ngay. Nếu chủ quan để lâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh lý khác

Ngoài ra, đi ngoài ra máu tươi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như táo bón, các bệnh truyền nhiễm, rối loạn đông máu, các bệnh về đường tiêu hóa, do khối u đại trực tràng, áp xe hậu môn…  

Dù là bất kỳ bệnh lý nào thì khi nhận thấy có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, bệnh nhân cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và hỗ trợ điều trị.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà tư vấn

Đi đại tiện ra máu tươi chữa như thế nào

Căn cứ vào từng nguyên nhân bệnh lý, tình trạng của bệnh mà sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị chứng đi ngoài ra máu tươi phù hợp. Hiện tại, có rất nhiều cách chữa đi ngoài ra máu tươi:

Điều trị nội khoa

Đi ngoài ra máu tươi nếu ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị có tác dụng chống viêm, giảm tình trạng sưng đau, làm bền thành mạch và làm giảm triệu chứng chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện.

Khi sử dụng thuốc điều trị đi ngoài ra máu, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải sử dụng phương pháp ngoại khoa điều trị chứng đi ngoài ra máu tươi. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngoại khoa cho từng trường hợp.

Hiện tại, điều trị đi ngoài ra máu tươi chủ yếu là sử dụng những phương pháp tiên tiến, hiện đại như PPH, HCPT có tác dụng điều trị triệt để bệnh, hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Những phương pháp này đều mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: Điều trị hiệu quả, nhanh chóng, giảm thiểu đau đớn, không ảnh hưởng tới các khu vực lân cận và giúp hồi phục nhanh chóng.

Trong quá trình điều trị đi ngoài ra máu, bệnh nhân cũng cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý như sau:

Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt nên bổ sung các loại thức ăn nhuận tràng như rau dền, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, chuối…

Ăn nhiều thực phẩm bổ sung lại lượng máu cho cơ thể như thịt bò, rau dền, bí đỏ, sò huyết, bông cải xanh…

Uống đầy đủ nước mỗi ngày, nên uống từ 1,5 – 2 lít nước giúp nhuận tràng.

Tránh ăn những loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ tốt cho việc lưu thông máu.

Tránh ngồi, đứng lâu.

Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần nhanh chóng tới ngay số 11, Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội để các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị. Phòng khám đa khoa Thái Hà là địa chỉ điều trị đi ngoài ra máu cùng các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng uy tín, tin cậy, được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm đến thăm khám, điều trị tại phòng khám.

Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề đi ngoài ra máu tươi hay các bệnh nam khoa, bệnh trĩ, bệnh xã hội... cần được tư vấn. Hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn chi tiết

Bác sĩ tư vấn miễn phí Bác sĩ tư vấn

 

tư vấn qua zalo