“Thưa bác sĩ! Dạo gần đây cháu hay đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần kể cả ban ngày lẫn đêm, tia nước tiểu yếu, hay bị ngắt quãng, nhiều khi tiểu không hết, muốn tiểu nhưng không tiểu ngay được. Cháu đã đi chụp X quang thì không thấy sỏi can quang hệ tiết niệu trên phim, siêu âm thì kết quả là thận trái và phải kích thước bình thường, nhu mô đều và dày bình thường, đài bể thận không giãn, niệu quản không giãn, bàng quang thành mỏng, nước tiểu trong và không có sỏi.
Cháu rất băn khoăn không biết như vậy là cháu bị sao? Bác sĩ có thể phân tích giúp cháu được không ạ?”
(Trung Thành, 23 tuổi, Hà Đông)
Chuyên gia phòng khám tư vấn:
Những triệu chứng mà cháu có đề cập đến đều là những bất thường liên quan đến quá trình tiểu tiện, bao gồm: Tiểu rắt, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tia nước tiểu yếu và bị ngắt quãng, muốn tiểu nhưng không tiểu ngay được … cho thấy được tiết niệu của cháu có vấn đề. Có thể là viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là viêm thận, bể thận cấp … Đó là lý do bác sĩ làm xét nghiệm X quang và chụp siêu âm cho cháu để phát hiện tổn thương ở những bộ phận này.
Tuy nhiên qua mô tả của cháu thì các kết quả hoàn toàn bình thường: Chụp X quang không có sỏi cản quang hệ tiết niệu trên phim tức là cháu không bị sỏi tiết niệu. Siêu âm cho thấy thận trái và phải như nhau, cấu tạo hoàn toàn bình thường; đài bể thận, niệu quản và bàng quang không giãn cho thấy các bộ phận này hoàn toàn bình thường và chưa bị tổn thương.
Tuy nhiên, để phát hiện chính xác các vấn đề ở hệ tiết niệu thì cháu còn thiếu kết quả kiểm tra đoạn hệ niệu cuối cùng, nơi đổ ra của nước tiểu (chính là đoạn đầu dương vật) nghĩa là cháu có thể bị nhiễm trùng đường tiểu dưới. Ngoài ra, cháu không đề cập đến dương vật của cháu thế nào, nhưng chúng tôi nghi cháu cũng có thể bị hẹp bao quy đầu (còn được gọi là Phymosis hay Paraphymosis), kèm theo tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới.
Hẹp bao quy đầu kèm theo viêm nhiễm thì cần phải điều trị viêm nhiễm trước sau đó mới điều trị hẹp bao quy đầu. Để phát hiện và điều trị viêm nhiễm thì cháu còn thiếu một xét nghiệm cực kỳ quan trọng nữa là xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu.
Như vậy, trường hợp của cháu cần phải đi khám chuyên khoa Ngoại niệu, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và làm xét nghiệm thử nước tiểu cho cháu, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số giải pháp để giảm các triệu chứng khó chịu của cháu lúc này:
Uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để làm sạch đường tiểu, thúc đẩy vi khuẩn tồn tại ở bàng quang và niệu đạo theo đường tiểu ra ngoài. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, các loại rau xanh như bí đao, củ rền, mồng tươi, đỗ xanh… có tác dụng khắc phục các vấn đề đi tiểu rất tốt.
Hạn chế những thực phẩm giàu axit, thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt và thực phẩm nhiều đồ ngọt, hạn chế các thực phẩm có cồn hoặc gas như bia, rượu, cà phê, …
Chế độ sinh hoạt và làm việc đều đặn; tránh thức khuya, ngủ muộn; không làm việc quá sức, giảm stress, không lo âu.
Nhiễm trùng đường tiết dưới có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản về lâu dài. Do đó, cháu cần đi khám và điều trị sớm, tránh để lâu sẽ khó điều trị và gặp biến chứng xấu.
Cuối cùng, phòng khám chúc cháu khỏi bệnh!
Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).