Tiểu rắt, tiểu buốt là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn chất lượng đời sống của người bệnh, tinh thần mệt mỏi, sa sút.
Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ tổng hợp giúp bạn những nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ở cả nam giới và nữ giới.
Tiểu buốt, tiểu rắt là gì?
Tiểu buốt là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang mỗi lần đi tiểu khiến người bệnh không giám tiểu mạnh, nước tiểu không chảy thành từng tia mà chảy thành từng giọt nhỏ.
Tiểu rắt là tình trạng tiểu tiện nhiều lần trong ngày, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần đi chỉ được vài giọt hoặc không có giọt nào. Mỗi lần tiểu tiện cảm thấy khó đi, vừa tiểu xong đã có cảm giác buồn tiểu tiết dù không uống nước.
Đi tiểu buốt, tiểu rắt là bệnh gì?
Tiểu rắt, tiểu buốt có thể xảy ra ở cả nam và nữ, có nguyên nhân từ nhiều những biến đổi sinh lý hay các bệnh lý khác nhau. Cụ thể như:
Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới
Nguyên nhân sinh lý:
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách nhất là trong những ngày có kinh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển, gây bệnh tại vùng kín và đường tiết niệu dấn đến tình trạng tiểu đau buốt.
Các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi, vi khuẩn dễ dàng hình thành dẫn đến tiểu buốt.
Cơ thể bị nóng trong do ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây biến đổi chức năng hoạt động của một số cơ quan, biểu hiện ra bên ngoài như mụn nhọt, phát ban đỏ, nhệt miệng, táo bón, nước tiểu vàng và có mùi khai.
Nguyên nhân bệnh lý:
Viêm âm đạo: Viêm âm đạo khiến vùng kín ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu kèm theo hiện tượng tiểu đau buốt.
Viêm nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung bị viêm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo và đường tiết niệu của nữ giới, chị em bị đau xót mỗi lần tiểu tiện.
Viêm thận, viêm đài bể thận: Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới.Thận có chức năng tách lọc máu và nước thải thành 2 phần riêng biệt rồi đẩy nước tiểu xuống bàng quang. Do đó, nếu thận gặp bất cứ trục trặc gì cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc bài tiết nước tiểu. Trường hợp bị viêm bể thận, viêm thận người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần, tiểu đau buốt, nước tiểu có mùi đục, đau nhức vùng thắt lưng…
Viêm bàng quang: Khi bị viêm bàng quang người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục. Nữ giới bị viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli hay do mệt mỏi, stress kéo dài.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng khá nguy hiểm với các triệu chứng cơ bản: thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tiểu đau buốt, đau lưng, đau bụng.
Nguyên nhân đi tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới
Nam giới có thể bị tiểu buốt, tiểu rắt do những thói quan vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập hoặc do ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm cho nước tiểu bị cô đặc, gây nên tiểu buốt.
Ngoài ra, một số bệnh nam khoa có thể ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và gây nên những bất thường về đường tiểu. Cụ thể như:
Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép lên bàng quang, niệu đạo, người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn tiểu kèm theo tiểu buốt, bí tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt khi bị viêm, sưng nam giới sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu rắt liên tục, tiểu không hết, tiểu sót, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới, dương vật và tinh hoàn luôn trong trạng thái căng tức.
Viêm niệu đạo: Đường niệu đạo ở nam giới dài hơn so với nữ giới. Niệu đạo có thể bị viêm do quan hệ tình dục bừa bãi, không có các biện pháp bảo vệ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo, gây viêm nhiễm. Nam giới bị viêm niệu đạo sẽ xuất hiện những triệu chứng cơ bản như: tiểu liên tục, tiểu rắt, tiểu són, tiểu buốt, đôi khi xuất hiện kèm mủ trong nước tiểu.
Viêm bàng quang: Viêm niệu đạo nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến viêm bàng quang gây tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ, nước tiểu mùi khai nồng, thậm chí đi tiểu ra máu.
Triệu chứng của tiểu buốt, tiểu rắt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt mà người bệnh ngoài cảm giác đau buốt, tiểu liên tục với số lượng ít còn xuất hiện một số triệu chứng sau:
Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu trên (Viêm bể thận) người bệnh có thể bị đau phần lưng trên, sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, nước tiểu đục, đi tiểu cấp bách.
Nguyên nhân gây tiểu rắt, tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang) người bệnh sẽ thường xuyên đi tiểu cấp bách, đau bụng dưới, nước tiểu đục, mùi khai nồng, có lẫn máu trong nước tiểu.
Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ xung quanh niệu đạo, dịch tiết âm đạo bất thường.
Viêm âm đạo không chỉ gây ra hiện tượng tiểu đau xót mà còn khiến âm đạo ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, đau rát và khó chịu khi quan hệ.
Cách điều trị đi tiểu buốt, tiểu rắt
Để phòng tránh và điều trị tiểu buốt có thể thực hiện theo những lưu ý sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, trong những ngày có kinh để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm vi khuẩn.
Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, mặc những trang phục rộng rãi thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi.
Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Khi phát hiện những căn bệnh bất thường gây ra chứng tiểu buốt, tiểu són cần phải điều trị ngay, tránh để bệnh diễn tiến lâu ngày dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Việc điều trị bệnh cần kiên trì, tích cực, không bỏ dở giữa chừng vì bệnh không điều trị dứt khoát sẽ rất dễ tái phát.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe bản thân trước nhiều chứng bệnh nguy hiểm, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám nam khoa Thái Hà về tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở cả nam giới và phụ nữ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại thoại 0365.116.117 hoặc click vào hộp chat để được trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa.
Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).