Khi gặp phải tình trạng buồn tiểu nhiều lần, có khá nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết nguyên nhân do đâu hay chỉ đơn giản là một hiện tượng sinh lý bình thường. Phần lớn những bệnh nhân gặp phải hiện tượng này đều cảm thấy rất phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Vậy lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ, cụ thể về vấn đề này.
Khám viêm đường tiết niệu ở đâu tốt nhất?
Mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là như thế nào?
Bác sĩ Phòng khám nam khoa Thái Hà cho biết, đi tiểu là một chức năng bài tiết của con người, khi bàng quang chứa khoảng 250 – 300ml nước tiểu, cơ thể sẽ có những tín hiệu báo hiệu và khiến con người có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu.
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ 7 – 8 lần/ngày và chỉ đi tiểu 1 lần vào ban đêm. Nữ giới có số lần đi tiểu ít hơn so với nam giới, đặc biệt là họ khá ít đi tiểu vào ban đêm.
Trong trường hợp đi tiểu nhiều lần, đi tiểu quá 8 lần/ngày thì cần phải cảnh giác. Khi đó, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám, kiểm tra ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến dẫn đến hiện tượng mắc tiểu, muốn đi tiểu liên tục có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, đặc biệt là do ăn nhiều loại đồ ăn chứa nhiều acid. Hoặc có thể là do uống quá nhiều đồ uống có gas, nước ngọt, bia rượu hoặc do lạm dụng các loại thuốc lợi tiểu.
Trường hợp bệnh nhân luôn cảm thấy mắc tiểu, buồn tiểu và có thêm những biểu hiện, triệu chứng bất thường khác như tiểu khó, đau rát khi đi tiểu, tiểu buốt, lượng nước tiểu ra ít, mất kiểm soát khi đi tiểu thì cần chú ý đi thăm khám ngay.
Lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là bệnh gì?
Theo bác sĩ, nếu có cảm giác mắc tiểu, buồn tiểu liên tục mà không phải do thói quen ăn uống, sinh hoạt thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau:
Tiểu đường
Một trong những bệnh lý có dấu hiệu lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Đây là căn bệnh thuộc nhóm bệnh lý về rối loạn chuyển hóa insulin khá phổ biến.
Biểu hiện chính của căn bệnh này là những người mắc phải bệnh thường có lượng đường vượt quá mức kiểm soát, cao hơn so với những người bình thường.
Bệnh được chia thành 3 dạng chính sau:
Tiểu đường tuýp 1: Đối với dạng này, khi cơ thể thiếu insulin hoặc do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất ra insulin sẽ hình thành nên tiểu đường tuýp 1. Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi và đa số là do di truyền.
Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2 là do lượng insulin giảm đi, kháng insulin hoặc do cả hai yếu tố này. Bệnh gặp nhiều ở những người lớn tuổi, đôi khi gặp ở những người trẻ. Thống kê cho biết, có đến 95% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường thai kỳ: Đây là loại bệnh tiểu đường chỉ gặp ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện vào tuần 24 – 28 của thai kỳ. Bệnh thường hết đi sau khi thai phụ sinh con nhưng về sau có thể tái phát nếu không điều trị dứt điểm.
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là do lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, hoặc có thể là do lượng insulin không được nạp đầy đủ vào cơ thể. Tình trạng này bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, ăn uống thừa chất dẫn đến béo phì của bệnh nhân.
Khi mắc phải bệnh tiểu đường, cơ thể của bệnh nhân sẽ khó chuyển hóa lượng đường có trong các loại thực phẩm, thức ăn hàng ngày thành nguồn năng lượng chính do quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn.
Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh tiểu đường có khá nhiều và rất dễ để nhận biết, cụ thể:
Lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục và thường xuyên phải đi tiểu vào cả ban đêm lẫn ban ngày.
Thường xuyên có cảm giác khát dù đã uống rất nhiều nước, có cảm giác khô miệng liên tục. Hiện tượng này đôi khi còn gọi là chứng khát nhiều.
Luôn có cảm giác đói dù đã ăn nhiều, đi kèm với đó là tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.
Số cân nặng sụt một cách nhanh chóng, không rõ nguyên nhân.
Thị lực giảm đi nhanh chóng dù trước đó bệnh nhân không hề gặp phải các vấn đề gì về mắt.
Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường còn có thêm những dấu hiệu khác như: Miệng khô, buồn nôn, ngứa ở da, vết thương lâu lành, mắt mờ, nôn mửa, tê chân tay.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào từng loại. Nếu để lâu và không có cách điều trị phù hợp, lượng đường sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong máu và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho mắt, thận, tim, thần kinh…
Sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh hình thành do quá trình chuyển hóa các chất bị rối loạn, cụ thể là lượng canxi trong nước tiểu tăng lên và lắng đọng lại. Từ đó hình thành nên những tinh thể rắn có hình dạng khá giống với viên sỏi.
Những viên sỏi này có nhiều kích thước khác nhau, từ nhỏ đến lớn và hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Uống ít nước, ăn nhiều muối và các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, nhịn ăn sáng hoặc do lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn.
Khi niệu quản của bệnh nhân có các viên sỏi nằm tại đây, các biểu hiện, dấu hiệu điển hình của bệnh bắt đầu xuất hiện, cụ thể như là:
Mắc tiểu, buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu ra không nhiều.
Có cảm giác tiểu gấp, buồn tiểu liên tục, bệnh nhân thường cảm thấy buồn tiểu.
Xuất hiện các cơn đau dữ dội quặn ở thận. Cơn đau có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi biến mất.
Cơn đau còn lan từ vùng hông lưng đến bụng dưới, cuối cùng là lan xuống bìu rất khó chịu.
Khi đi tiểu hoặc khi thăm khám nội soi, người bệnh còn thấy máu chảy ra từ thành niêm mạc.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những biểu hiện khác như là ớn lạnh, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, sốt, sợ lạnh, run lẩy bẩy, buồn nôn, đau nhức ở vùng bẹn, nôn ói.
Bệnh sỏi thận nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước bể thận, suy thận, vỡ thận…
Suy thận
Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải, nước dư thừa và giúp duy trì sự sống cho con người. Suy thận xảy ra khi các chức năng của thận bị rối loạn, không còn chức năng đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Bệnh được chia thành 2 cấp độ chính đó là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính.
Đối với trường hợp suy thận cấp tính, nguyên nhân chính có thể là do 3 cơ chế chính sau: Do các bệnh lý ở thận, nước tiểu bị tắc nghẽn, lượng máu đến thận không đủ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ các chấn thương dẫn đến mất máu, phì đại tuyến tiền liệt, mất nước, tổn thương thận do một số loại thuốc, biến chứng trong thai kỳ…
Còn đối với trường hợp suy thận mãn tính, nguyên nhân có thể là do viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận tái phát liên tục, huyết áp tăng, viêm ống thận mô kẽ, trào ngược bàng quang…
Khi bị suy thận, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng, dấu hiệu sau:
Lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục, muốn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
Trong nước tiểu có lẫn máu, nổi lên nhiều bọt. Đôi khi máu có trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, sỏi thận, khối u bất thường.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tinh thần giảm sút, hoa mắt, chóng mặt.
Ngủ không ngon, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là bị ngưng thở khi ngủ.
Da khô kèm biểu hiện ngứa ngáy rất khó chịu.
Người ớn lạnh, khó thở, đau ở ngực, sưng phù chân, tay, đau ở hông lưng…
Suy thận là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu kéo dài không chữa trị kịp thời có thể làm tổn thương thận, làm suy giảm chức năng lọc máu của thận, thậm chí là khiến thận ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở tuyến tiền liệt của nam giới. Bệnh được chia thành 3 loại chính bao gồm viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng khi quan hệ tình dục hoặc do nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn E. coli gây ra. Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn khác như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn, liên cầu khuẩn… cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra, bệnh hình thành cũng là do thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn, chế độ ăn uống không phù hợp, các tổn thương ở tuyến tiền liệt.
Các biểu hiện, dấu hiệu điển hình của bệnh viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
Liên tục mắc tiểu, buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Bí tiểu, tiểu chậm, gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu buốt, phải rặn mỗi lần đi tiểu.
Có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới, vùng xương mu, vùng lưng dưới, háng và bìu.
Nước tiểu có màu đục hơn bình thường, thường có lẫn máu.
Đau, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục, khi xuất tinh, dễ bị rối loạn chức năng sinh lý, ham muốn tình dục suy giảm.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm sốt, người mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, tiểu són, đau rát khi đi tiểu…
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng máu, áp xe tuyến tiền liệt, thậm chí là bệnh ở giai đoạn mãn tính sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh dịch, từ đó dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm các cơ quan ở đường tiết niệu bao gồm bàng quang, niệu đạo, niệu quản và thận. Tác nhân thường gặp gây ra bệnh là do vi khuẩn E. coli đi ngược phân vào bộ phận sinh dục, sau lan sang đường tiết niệu và gây viêm.
Ngoài vi khuẩn E. coli, bệnh cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ thô bạo, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ, uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu nếu không chú ý kỹ thì sẽ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu để đi thăm khám ngay:
Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu liên tục, đặc biệt là cảm thấy buồn tiểu nhiều vào ban đêm.
Dù thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu thoát ra ngoài rất ít. Đôi khi bệnh nhân có thêm biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát, bí tiểu rất khó chịu.
Nước tiểu có màu đục bất thường, đôi khi có kèm theo mủ, thậm chí là có máu. Có mùi hôi khó chịu trong nước tiểu.
Ở nam giới khi mắc bệnh còn có biểu hiện chảy nhiều dịch mủ màu vàng hoặc xanh ở miệng sáo, ngứa ngáy, sưng đỏ ở phần miệng sáo, niệu đạo.
Bị đau nhức ở vùng lưng, đau ở vùng bụng dưới, thậm chí cơn đau có thể lan sang vùng lưng.
Nhiều trường hợp còn có biểu hiện buồn nôn, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, khó chịu khi quan hệ tình dục…
Theo các chuyên gia, viêm đường tiết niệu là một bệnh lý không khó để điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chủ động đi chữa trị sớm thì sẽ có khả năng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đài bể thận, viêm nhiễm cơ quan sinh sản, khả năng thụ thai giảm…
U xơ tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt là hiện tượng tuyến tiền liệt gia tăng nhanh chóng về kích thước, từ đó chèn ép vào khu vực niệu đạo, bàng quang. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, yếu tố như: Thói quen lười uống nước, làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, do tuổi tác, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, do bệnh lý, lạm dụng bia rượu…
Theo nghiên cứu, có đến 88% các trường hợp mắc phải bệnh u xơ tuyến tiền liệt là ở độ tuổi 80. Và khoảng 50% các trường hợp mắc bệnh là trong độ tuổi từ 60 – 70. Các biểu hiện của căn bệnh này bao gồm:
Do cơ bàng quang bị kích thích bởi khối u, bệnh nhân luôn có cảm giác mắc tiểu, buồn tiểu liên tục.
Số lần đi tiểu tăng lên nhanh chóng, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm lẫn ban ngày.
Luôn có cảm giác buồn tiểu kèm biểu hiện tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu són, có cảm giác không đi tiểu hết.
Gặp phải nhiều khó khăn khi đi tiểu, đôi khi phải rặn tiểu, bí tiểu.
Nước tiểu ra nhỏ giọt, dòng nước tiểu yếu, nhỏ hơn so với bình thường, đôi khi bị ngắt quãng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm các biểu hiện khác như xuất tinh khó, cơ thể mệt mỏi, xuất tinh sớm, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, huyết áp tăng, thiếu máu…
Cũng giống các bệnh về tuyến tiền liệt khác, u xơ tuyến tiền liệt nếu để lâu và không có cách điều trị phù hợp sẽ tiến triển sang mức độ nặng. Đồng thời, bệnh nhân khi đó phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, tổn thương, suy giảm chức năng của thận, viêm đài bể thận…
Sa tử cung
Lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là bệnh gì? Sa tử cung cũng là một căn bệnh có biểu hiện này. Bệnh lý này xảy ra khi các cơ, dây chằng của sàn chậu bị suy yếu và không còn khả năng nâng đỡ tử cung như bình thường.
Hậu quả là làm tử cung thụt xuống thành âm đạo, thậm chí là khi bệnh ở mức độ nặng, tử cung lộ ra bên ngoài âm đạo. Ở nhiều trường hợp, bàng quang và trực tràng còn dễ sa vào khu vực âm đạo.
Đây là căn bệnh chỉ gặp ở những phụ nữ sau khi sinh thường, phụ nữ không chú ý kiêng cữ cẩn thận, những phụ nữ lớn tuổi, người đã mãn kinh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung là do chấn thương ở cổ tử cung, cơ đáy xương chậu ở phụ nữ trong quá trình sinh. Hoặc cũng có thể là do tử cung của nữ giới bị dị tật bẩm sinh, táo bón sau khi sinh, bị béo phì, thừa cân…
Phần lớn các trường hợp sa tử cung ở mức độ nhẹ thường có ít biểu hiện, triệu chứng nên rất ít chị em phát hiện được. Chỉ khi bệnh chuyển sang mức độ nặng và người bệnh vô tình đi khám phụ khoa thì mới phát hiện được bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh sa tử cung:
Gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện, thường xuyên mắc tiểu nhiều lần, tiểu tiện không kiểm soát.
Lượng nước tiểu ra mỗi lần không nhiều, nước tiểu ra ít.
Có cảm giác vướng víu như ngồi trên trái bóng ở trong âm đạo.
Cảm nhận được một khối sa ra bên ngoài âm đạo, có thể quan sát được bằng mắt thường.
Có cảm giác đau, khó chịu mỗi khi quan hệ tình dục.
Có cảm giác nặng, căng tức kèm cảm giác đầy bụng ở vùng bụng, vùng xương chậu.
Gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, bị táo bón thường xuyên.
Nghiêm trọng hơn, khi bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như đau dữ dội ở tử cung, nhịp tim đập nhanh, tử cung sưng phù, có dấu hiệu viêm loét, chảy ra dịch màu vàng bất thường, sốt cao.
Bệnh sa tử cung có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho nữ giới như loét âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa ở diện rộng, sa các cơ quan khác vùng xương chậu, nặng hơn có thể gây vô sinh hiếm muộn, khó có con.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một căn bệnh xuất hiện các tế bào bất thường ở bàng quang, chúng thường phát triển một cách mất kiểm soát. Theo thống kê, có đến 90% các trường hợp ung thư bàng quang bắt nguồn từ các tế bào chuyển tiếp.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, dư thừa chất béo, hút thuốc lá, tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, lạm dụng các loại thuốc điều trị là những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang. Hoặc bệnh cũng có thể bắt nguồn do yếu tố di truyền, tuổi tác, hậu quả của bệnh viêm bàng quang mãn tính.
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư bàng quang thường không có biểu hiện cụ thể nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu, biểu hiện sau:
Số lần đi tiểu tăng lên do bàng quang bị chèn ép bởi khối u, đi tiểu không tự chủ, khó kiểm soát được việc đi tiểu, đôi khi bị tiểu rắt, không tiểu được.
Bị đau rát, nhức mỏi khó chịu mỗi khi đi tiểu.
Dòng nước tiểu chậm, lượng nước tiểu ra ít mỗi khi bệnh nhân đi tiểu.
Đi tiểu ra máu từng đợt, thậm chí là đại thể, toàn bãi.
Đau nhức ở vùng khung chậu, hai bên mạn sườn, vùng lưng dưới quanh thận. Thậm chí, cơn đau có thể lan sang vùng hạ vị, đau mỏi xương, đau đầu, đau tầng sinh môn...
Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, thể chất suy giảm nhanh chóng, sụt cân nhanh, chán ăn…
Hầu hết các khối u lành tính ở bàng quang đều không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngược lại, các trường hợp khối u ác tính thường nguy hiểm hơn, chúng có thể di căn sang các cơ quan, khu vực lân cận như gan, hệ thống bạch huyết, xương, máu, gan… và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Mắc tiểu, buồn tiểu liên tục phải làm gì?
Đối với trường hợp mắc tiểu, buồn tiểu liên tục chỉ diễn ra vài ngày rồi hết, đồng thời là nguyên nhân sinh lý thì người bệnh không cần quá lo lắng. Còn với trường hợp nhận thấy biểu hiện này kéo dài, không thuyên giảm thì bệnh nhân cần chú ý một vài vấn đề sau:
Chủ động đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Tuân thủ theo đúng các phác đồ, chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Có thể thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh như điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; uống vừa đủ lượng nước; tránh ăn các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều acid.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp cụ thể về vấn đề lúc nào cũng mắc tiểu, buồn tiểu liên tục là bệnh gì, hy vọng mọi người có thể nắm rõ hơn. Nếu còn vấn đề gì, bạn có có thể liên hệ với bác sĩ Phòng khám 11 Thái Hà bằng cách gọi điện thoại/zalo theo số 0365.116.117 hoặc nhấp vào khung chat để được tư vấn thêm nhé.