Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm bàng quang là bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% các ca nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Phụ nữ có tỉ lệ mắc viêm bàng quang cao hơn so với nam giới do ống tiết niệu ngắn hơn. Bệnh viêm bàng quang nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng được tiết niệu, có nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn.

Viêm bàng quang thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi do sức đề kháng kém, bị tắc nghẽn niệu đạo. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên cần có những phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Triệu chứng viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau:

Liên tục yêu cầu để đi tiểu (tiểu nhiều), tiếp cấp

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Đau rát ở đường niệu đạo khi đi tiểu.

Đi lượng nhỏ nước tiểu thường xuyên.

Tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Nước tiểu đục, có mùi hôi, nặng mùi, có thể dẫn tới tiểu không tự chủ.

Khó chịu ở vùng xương chậu.

Thường đau nhẹ ở vùng xương mu và lan xuống bàng quang

Cảm giác áp lực ở bụng dưới (tức bụng dưới).

Một số trường hợp bị đau nhẹ ở lưng.

Sốt nhẹ, tăng bạch cầu trong máu

Lưu ý bệnh nhân cao tuổi có thể có dấu hiệu nhầm lẫn.

Viêm bàng quang nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng thận với các triệu chứng như:

Đau 2 bên hông

Sốt và ớn lạnh

Buồn nôn, ói mửa

Nguyên nhân viêm bàng quang

- Viêm bàng quang do vi khuẩn: Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm. Chủ yếu là do viêm nhiễm ngược dòng và thường gặp ở nữ giới. Một số loại vi khuẩn dễ gây viêm bàng quang như: E.coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis , Staphylococcus aureus.

2 loại nhiễm trùng viêm bàng quang chính

Nhiễm trùng viêm bàng quang bao gồm 2 loại chính: nhiễm trùng bàng quang cộng đồng và nhiễm trùng bàng quang bệnh viện.

Nhiễm trùng bàng quang bệnh viện: Xảy ra ở những người không nằm viện và phổ biến hơn ở nữ giới từ 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi do biến chứng từ bệnh u xơ tuyến tiền liệt.

Nhiễm trùng bàng quang cộng đồng: Xảy ra ở bệnh nhân trong bệnh viện. Trường hợp này thường bị viêm nhiễm bàng quang sau khi tiến hành các thủ thuật như: đặt ống thông qua niệu đạo, bàng quang để lấy nước tiểu, thực hiện một số xét nghiệm hoặc các thủ thuật trước khi mổ. Đặc biệt, những bệnh nhân bị đặt ống thông tiểu tạm thời hoặc vĩnh viễn do tiểu tiện không tự chủ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng viêm bàng quang.

Viêm bàng quang không lây nhiễm, nhiễm trùng

Viêm bàng quang​ không lây nhiễm, nhiễm trùng rất dễ xảy ra ở nữ giới do những nguyên nhân sau:

Sử dụng một số loại ngừa thai: Một số loại thuốc tránh thai gây ra tác dụng phụ, làm trở ngại bài thiết, thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm bàng quang.

Phụ nữ đang mang thai: Kích thước bào thai phát triển gây chèn ép bàng quang và ứ đọng nước tiểu.

Sỏi trong bàng quang: Sỏi bàng quang có thể cản trở nước tiểu vào niệu đạo, ngăn chặn việc nước tiểu ra khỏi cơ thể, lâu dần sẽ gây viêm bàng quang.

Bệnh về tuyến tiền liệt mở rộng: Tuyến tiền liệt mở rộng có thể chặn dòng chảy của nước tiểu trong bàng quang, gây ra các vấn đề trong bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra viêm bàng quang, suy thận, thận ứ nước.

Thay đổi trong hệ thống miễn dịch: Thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang điều trị ung thư.

Yếu tố nguy cơ khác cả nam giới và phụ nữ bao gồm

Viêm bàng quang xảy ra ở cả nam và nữ do các yếu tố sau:

Viêm bàng quang kẽ: Phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang kẽ hơn đàn ông và trẻ em. Ở nam giới, triệu chứng của viêm bàng quang kẽ thường có mối liên hệ với một triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt.

Thuốc cũng là nguyên nhân có thể gây viêm bàng quang (đặc biệt : các loại thuốc hóa trị và cyclophosphamide ifosfamide có thể gây viêm bàng quang)

Bức xạ, viêm bàng quang. Bức xạ điều trị tại khu vực xương chậu có thể gây ra những thay đổi trong mô viêm bàng quang.

Do quá mẫn cảm với hóa chất : Một số người có thể bị mẫn cảm với những thành phần trong tắm bong bóng, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hay sứa diệt tinh trùng, cơ thể phản ứng dị ứng  trong bàng quang và gây viêm.

Can thiệp dòng chảy nước tiểu: Điều này xẩy ra trong những trường hợp bị sỏi bàng quang hoặc nam giới bị tuyến tiền liệt mở rộng.

Kéo dài việc sử dụng ống thông bàng quang: Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài có thể gây tổn thương mô, nhiễm trùng và gây viêm bàng quang.

Ngoài ra viêm bàng quang có thể là biến chứng của các rối loạn khác như: ung thư phụ khoa, bệnh viêm vùng chậu, endometriosis, bệnh Crohn, diverticulitis, lupus và bệnh lao, do sỏi bàng quang, sỏi thận, tắc nghẽn đường niệu, do rối loạn chức năng bài tiết,...

Cách điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn: Viêm bàng quang nhiễm trùng bởi vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể mà các bác sĩ sẽ kê liều lượng cho phù hợp.

Thông thường những triệu chứng của bệnh sẽ giảm sau khoảng 1 ngày. Một số trường hợp nặng sẽ phải 3 ngày đến 1 tuần điều trị bằng kháng sinh mới mang lại kết quả.

Đối với viêm bàng quang bệnh viện, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ gặp khó khăn do vì các vi khuẩn được tìm thấy trong các bệnh viện thường đề kháng với các loại kháng sinh được dùng chung trong cộng đồng.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh là một loại thuốc có chỉ định. Nếu dùng lạm dụng rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, “nhờn thuốc” khiến quá trình điều trị về sau càng khó khăn hơn.

Sử dụng thuốc chống lây nhiễm: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, lượng vi khuẩn trong nước tiểu mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chống lây nhiễm đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Khi tiểu tiện bình thường trở lại, nên tiếp tục dùng thuốc 1 – 2 tuần nữa đến khi bệnh khỏi hẳn. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh dứt điểm và hạn chế tái phát.

Phương pháp tiểu phẫu áp dụng đối với 2 trường hợp: tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang (gây ra bởi viêm bàng quang mãn tính). Trường hợp viêm bàng quang cấp người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt, rùng mình, đau lưng. Lúc này viêm bàng quang đã lan đến thận, gây nhiễm trùng thận, hư thận.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau rát khi đi tiểu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau khi hoàn tất điều trị nên đi xét nghiệm lại nước tiểu 1 lần nữa để kiểm tra tình trạng bệnh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm bàng quang, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn, giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Phòng khám nam khoa Thái Hà theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).