• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Tiểu ra nước có màu hồng giống như máu là bệnh gì?

Cập nhật: 2024-03-26 16:43:42

chương trình ưu đãi khám bệnh

“Chào bác sĩ!

Em là nam, năm nay 22 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục. Em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn gấp: Thỉnh thoảng em đi tiểu thì thấy nước tiểu có màu hồng, giống như máu ở đầu bãi. Cuối bãi thì nước tiểu có kèm theo dịch trắng đục.

Em rất thắc mắc không biết tiểu ra nước có màu hồng giống như máu có thể là bị bệnh gì không? Em có cần đi khám bác sĩ không?”

Chuyên gia phòng khám Thái Hà tư vấn:

Chào bạn nam! Có hai vấn đề mà bạn đang gặp phải: Hiện tượng có máu trong nước tiểu và hiện tượng nước tiểu lẫn mủ.

Tiểu ra nước có màu hồng giống như máu là bệnh gì?

Các bác sĩ Phòng khám nam khoa tốt ở Hà Nội cho biết, tiểu ra máu màu hồng là kết quả của sự hiện diện của các tế bào máu có trong nước tiểu. Tùy theo sự hiện diện của các tế bào hồng cầu là nhiều hay ít mà máu có thể màu hồng, màu đỏ hoặc màu nước cola.

Tiểu ra nước có màu hồng giống như máu

Chảy máu có thể đi kèm với các triệu chứng khác, gây đau hoặc không gây đau đớn. Các nguyên nhân gây đi tiểu ra máu có thể là:

Nguyên nhân vật lý: Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc chống ung thư, thuốc kháng sinh và một số thực phẩm nhất định như củ cải đường, đại hoàng,… có thể khiến nước tiểu của bạn chuyển sang màu đỏ. Ngoài ra, việc tập thể dục nặng, quá sức cũng có thể gây tổn thương cho bàng quang, khiến cơ thể mất nước và gây tiểu ra máu. Trong những trường hợp này, máu thường xuất hiện và biến mất chỉ trong vài ngày.

Nguyên nhân bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, bệnh thận, ung thư (ung thư thận, bàng quang hoặc ung thư tuyền tiền liệt), rối loạn di truyền, chấn thương thận.

Nước tiểu có lẫn mủ?

Dịch màu trắng ở cuối bãi, chứng tỏ trong nước tiểu của bạn đã có mủ. Các cặn mủ chính là các sợi, các hạt lấm tấm hay chất nhầy.

Cũng giống như tiểu ra máu, tiểu ra mủ ở cuối bãi có thể là do niệu đạo, tuyến tiền liệt và thận của bạn có vấn đề. Cụ thể:

Mủ ở niệu đạo: Bệnh lậu, loét hạ cam, viêm hoặc áp xe tiền liệt tuyến.

Mủ ở bàng quang: Viêm bàng quang, sỏi bàng quang.

Mủ ở thận: Vi khuẩn, lao thận, thận nhiều nang hay ung thư thận

Nếu như nước tiểu của bạn có lẫn mủ nhưng không thấy các hiện tượng bất thường khác (không có đái buốt, đái rắt,… ) thì nhiều nguyên nhân là do bệnh thận, có thể là do sỏi thận, lao thận khi đã thành hang.

Ngoài ra, do bạn chưa quan hệ tình dục nên khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất thấp, có thể loại trừ mủ do bệnh lậu hay loét hạ cam gây ra.

Trong trường hợp của bạn trai:

Nước tiểu của bạn thỉnh thoảng có lẫn máu hoặc mủ, thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu đã được đề cập đến ở trên. Do đó, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ khi thấy máu xuất hiện trong nước tiểu.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành khám và hỏi các vấn đề về tiền sử bệnh tật của bạn. Các xét nghiệm chức năng được tiến hành, bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu, hay sự xuất hiện của các khoáng chất gây sỏi thận.

Xét nghiệm dịch niệu đạo: Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt…

Soi bàng quang, chụp CT cắt lớp, chụp X quang, …

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Trong trường hợp không chẩn đoán được nguyên nhân bệnh lý, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đi kiểm tra thường xuyên hơn.

Trên đây là những thông tin tư vấn của các chuyên gia phòng khám Thái Hà dành cho trường hợp của bạn trai. Các bạn cũng có thể gửi câu hỏi đến cho chúng tôi bằng cách click chuột vào “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được tư vấn và giải đáp trực tuyến.

Bác sĩ tư vấn Bác sĩ tư vấn

 

tư vấn qua zalo