• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.

Đi tiểu ra máu: Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị (đái máu)

Cập nhật: 2024-04-09 15:44:24

chương trình ưu đãi khám bệnh

Đi tiểu ra máu là hiện tượng thường gặp ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đôi khi đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi bạn tập thể dục quá nặng hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đi tiểu ra máu trong từng trường hợp cụ thể sau đây:

Đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu, khiến màu nước tiểu từ trắng hoặc hơi vàng chuyển sang màu đỏ, màu hồng hoặc màu cola.

Có hai trường hợp đi tiểu ra máu:

  1. Nếu có thể nhìn thấy rõ ràng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu thì được gọi là tiểu ra máu đại thể.
  2. Trong trường hợp máu chỉ được tìm thấy khi bác sĩ xét nghiệm nước tiểu bằng cách soi trên kính hiển vi hoặc tiến hành phân tích thành phần nước tiểu thì được gọi là tiểu ra máu vi thể.

Màu nước tiểu - đi tiểu ra máu

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

(Đường tiết niệu của bệnh nhân bao gồm các bộ phận niệu đạo, bàng quang, hai quả thận và hai niệu quả.)

Đầu tiên, thận sẽ loại bỏ chất thải và những nước thừa ra khỏi máu (lọc máu) rồi chuyển nó thành nước tiểu. Nước tiểu từ thận sẽ chảy qua niệu quản để xuống tới bàng quang, được lưu giữ tại bàng quang và sau đó theo niệu đạo ra khỏi cơ thể.

Sự xuất hiện máu trong nước tiểu có thể là do các vấn đề ở đường tiết niệu (thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang). Các vấn đề này có thể là:

Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở phụ nữ hơn là đàn ông, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua cơ thể vào niệu đạo và nhân lên trong bàng quang. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu thường gặp là khó chịu khi đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi nặng…

Nhiễm trùng thận (viêm bể thận): Vi khuẩn xâm nhập từ máu vào thận hoặc di chuyển từ niệu quản lên thận, gây ra nhiễm trùng thận. Các triệu chứng của nhiễm trùng thận tương tự với nhiễm trùng đường tiểu nhưng nó ở mức độ nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thêm biểu hiện sốt và đau sườn.

Sỏi bàng quang hoặc thận: Các khoáng chất có trong nước tiểu kết tủa, tạo thành các tinh thể tồn tại ở thận hoặc bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể này có thể tạo thành những viên sỏi nhỏ, đá cứng, gây đau đớn khi chúng bị tắc nghẽn hoặc đang di chuyển. Sỏi bàng quang hoặc thận có thể gây ra tiểu ra máu tổng thể hoặc vi thể.

Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và có xu hướng phát triển to ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: Tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu liên tục và thường xuyên …

Do bệnh thận: Tiểu ra máu vi thể là một triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận, gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận. Bệnh nhân bị viêm cầu thận có thể là do nhiễm virus hoặc mắc bệnh mạch máu dẫn đến.

Ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt: Các tế bào ung thư diễn biến ác tính, gây tổn thương cho các bộ phận tại thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Ung thư giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc trưng gì cả, khi ung thư chuyển sang giai đoạn muộn mới gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Do bệnh lý về máu, thiếu hụt mạn tính hồng cầu: Các bệnh lý về máu như bạch cầu cao, máu khó đông hay hemophilia … cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Do chấn thương thận: Tổn thương từ một cú đánh hoặc từ một tai nạn hoặc trong quá trình chơi một môn thể thao nào đó … có thể gây xuất huyết cho thận, khiến cho máu trong nước tiểu xuất hiện.

Do một số loại thuốc có thể gây ra đái máu: Nếu như bạn đang trong quá trình điều trị bệnh lý và buộc phải sử dụng một số loại thuốc đặc trị nào đó như aspirin, penicillin, heparin hay các thuốc chống ung thư cyclophosphamide … thì sẽ bị đi tiểu ra máu.

Tập thể dục nặng: Tập thể dục nặng không những gây mất nước, mà còn có thể làm tổn thương đến bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu ra máu đại thể. Những vận động viên sau một buổi tập luyện dữ dội thường gặp hiện tượng này.

Chuẩn đoán bệnh, dấu hiệu đi tiểu ra máu

Bệnh nhân bị đi tiểu ra máu đại thể có thể nhìn thấy rõ ràng sự xuất hiện của máu trong nước tiểu, nước tiểu từ màu trắng hoặc hơi vàng sẽ chuyển sang màu đỏ, màu hồng hoặc màu nước cola.

Nếu tiểu ra máu một lần duy nhất thường không có gì nghiêm trọng. Trong trường hợp tiểu ra máu kéo dài mà không xác định được nguyên nhân thì cần phải đến bệnh viện nam học, chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được kiểm tra.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh đi tiểu ra máu.

Khám sức khỏe tổng thể, trong đó bao gồm kiểm tra tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích thành phần nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của các tế bào hồng cầu có trong nước tiểu. Ngoài ra, phân tích còn có chức năng xác định đường tiết niệu của bệnh nhân liệu có bị nhiễm trùng hay không, hay có khoáng chất chứng tỏ sỏi thận không.

Chụp hình ảnh chi tiết của các cơ quan nội tạng: Có thể là chụp vi tính cắt lớp (CT scan) sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh mặt cắt của các cơ quan trong cơ thể hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường và sóng để tạo ra hình ảnh. Hoặc siêu âm sử dụng sự kết hợp của sóng âm tần số cao để kiểm tra thận và bàng quang.

Trong trường hợp bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc với chất độc môi trường và từng có tiền sử liệu pháp bức xạ… thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm chẩn đoán ung thư bàng quang.

Các xét nghiệm trên thường được tiến hành đồng thời để chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu ra máu. Trong trường hợp bác sĩ chưa tìm thấy được nguyên nhân chảy máu đường tiết niệu, thì bệnh nhân sẽ được khuyên nên tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn.

Cách điều trị khi đi tiểu ra máu

Cách điều trị tiểu ra máu

Không có phác đồ điều trị chung cho vấn đề đi tiểu ra máu. Bác sĩ điều trị sẽ tập trung vào giải quyết nguyên nhân đi tiểu ra máu cụ thể trong từng trường hợp:

Nhiễm trùng đường tiểu: Bệnh nhân bị đi tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiểu cần sử dụng kháng sinh đặc trị. Căn cứ vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình sử dụng thuốc kháng sinh, nhiễm trùng đường tiểu mãn tính đòi hỏi kết hợp với nhiều biện pháp khác với lộ trình điều trị dài hơn. Các triệu chứng có thể giảm dần trong vài ngày sau khi sử dụng thuốc.

Sỏi thận: Bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi thận, có thể hết bệnh chỉ với biện pháp đơn giản là uống thật nhiều nước và tăng vận động thể thao. Nếu biện pháp này không giải quyết được vấn đề, bác sĩ sẽ sử dụng sóng sung kích để đánh tan sỏi thành những mảnh nhỏ hoặc phẫu thuật can thiệp để lấy sỏi ra ngoài.

Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt ở mức độ nhẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng, mục tiêu điều trị phì đại tuyến tiền liệt chỉ là giảm các triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng bình thường ở đường tiết niệu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để hạn chế sự phì đại, sau đó mới cân nhắc đến các biện pháp khác khác như sử dụng nhiệt, tia laser hoặc sóng siêu âm để tiêu diệt tế bào tiền liệt tuyến.

Bệnh thận: Sử dụng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm cầu thận, sau đó sẽ phối hợp các biện pháp khác để hạn chế thiệt hại thêm cho thận (như sử dụng thực phẩm chức năng chả hạn…)

Ung thư: Các phương pháp điều trị đi tiểu ra máu do ung thư bàng quang bao gồm thuốc, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Do các tế bào tại bàng quang tương đối kháng bức xạ và hóa trị nên điều trị ung thư bàng quang chủ yếu là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn bàng quang. Đôi khi, phẫu thuật bàng quang sẽ được kết hợp với hóa trị.

Rối loạn di truyền: Rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của thận. Trong trường hợp rối loạn di truyền không có ảnh hưởng đến chức năng của thận, thì không cần điều trị. Ngược lại, một số người bị hội chứng rối loạn di truyền trầm trọng có thể phải chạy thận, giúp loại bỏ các chất thải từ máu khi thận không thể đảm nhận nổi chức năng của nó.

Thiếu máu hồng cầu: Bệnh nhân bị đi tiểu ra máu do thiếu máu hồng cầu cần được truyền máu thường xuyên. Hoặc trong trường hợp tốt, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép tủy mới cho bệnh nhân.

Phòng ngừa tiểu ra máu

Để phòng ngừa đi tiểu ra máu, bạn cần phải làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh gây ra nó. Các biện pháp phòng ngừa đi tiểu ra máu bao gồm:

Uống thật nhiều nước: Nước có tác dụng rất tốt trong ngăn nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận và giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Bạn có thể uống càng nhiều nước càng tốt, hoặc ít nhất phải bảo đảm uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày.

Không nhịn tiểu: Hãy đi tiểu khi cảm thấy có yêu cầu, đặc biệt là sau khi giao hợp thì đi tiểu càng sớm càng tốt.

Ăn uống chế độ lành mạnh: Hạn chế muối, protein và các thực phẩm chứa oxalate: Rau bina , đại hoàng, ... có thể ngăn sỏi thận. Bên cạnh đó, bạn nhớ duy trì cân nặng hợp lý.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất có hại: ngưng hút thuốc, không sử dụng bia, rượu và các sản phẩm chứa nicotin khác để giảm khả năng mắc ung thư bàng quang, ngăn ngừa ung thư thận.

Đối với nữ giới:

Nữ giới có đường tiểu ngắn nên thường mắc nhiễm trùng bàng quang hơn hẳn so với nam giới. Do đó, chị em nên lưu ý phòng ngừa đi tiểu ra máu bằng cách vệ sinh từ trước ra sau mỗi khi đi tiểu xong. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ phù hợp để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Lời khuyên:

Các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đi tiểu ra máu trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn nâng cao kiến thức, phòng ngừa bệnh đái ra máu để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự đang bị đi tiểu ra máu thì phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra bằng các xét nghiệm khách quan và khoa học, mới có thể tìm ra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bạn không nên tùy tiện sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào nếu không được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mọi thắc mắc nào khác về đi tiểu ra máu, hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa của phòng khám nam khoa Thái Hà bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sỹ tư vấn” dưới đây để được giải đáp trực tuyến.

Các bạn cũng có thể nhấp vào khung chat để được trò chuyện và tư vấn trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia y tế (Giải đáp miễn phí).

Bác sĩ tư vấn Bác sĩ tư vấn

 

tư vấn qua zalo